An Giang: Nỗi buồn con hến

Những tháng cuối năm, khi cơn gió bấc mang cái lạnh về với đồng bằng châu thổ cũng là lúc dân cào hến vào mùa thu hoạch chính trong  năm. Tuy nhiên, do việc đánh bắt tràn lan như hiện nay, những người “trót” gắn bó với con hến, con ốc đang đối diện với nỗi khó khăn chồng chất trong cuộc mưu sinh.

Hến
Hến đã vào mùa

Mưu sinh nhờ ốc, hến

Nghề bà cậu tính ra cũng có vài chục cách mưu sinh, nhưng với dân cào hến thì đó là chuỗi ngày dài ngụp lặn với chén cơm manh áo. Sinh ra trong gia đình có 3 thế hệ chỉ sống với nghề cào hến, ông Sặc Ri Gia (ngụ ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu) không thể nhớ hết những vất vả mình đã trải qua trong đời. “Cha mẹ tôi ngày trước nghèo khổ, chỉ biết lặn lội cào hến mưu sinh. Lớn lên, tôi cũng theo nghề này và các con lại tiếp tục nối nghiệp cha. Cứ thế, 3 thế hệ trong gia đình cứ bám riết với đáy sông tìm hến, mà chẳng có mảnh đất cắm dùi. Hồi trước, nếu cần cù siêng năng thì cả nhà vẫn có thể no cơm ấm áo với con hến, con ốc” - ông Sặc Ri Gia bộc bạch.

Với chiếc xuồng con và cái vợt sờn cũ, ông Gia đã xuôi ngược khắp các kênh rạch xứ Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú để tìm cuộc mưu sinh. “Công việc cào hến ngày trước tuy vất vả nhưng cũng đắp đổi qua ngày. Tờ mờ sáng, tôi đã mang cơm nước xuống xuồng đi cào hến. Xế trưa là có thể trở về nhà để cân cho bạn hàng. Thông thường cũng kiếm được 50 - 60 kg hến/ngày, nhờ vậy cũng có đồng ra đồng vô” - ông Gia thiệt tình. Tuy nhiên, kiếm được ngần ấy hến không phải điều đơn giản. Khi mùa hến bắt đầu vào tháng 10 âm lịch thì cũng là lúc gió bấc non hiu hiu thổi. Trong cái lạnh đến tím tái da thịt, ông Gia và những bạn cùng nghề phải trầm mình dưới nước tìm từng con hến. “Những lúc ấy, chúng tôi phải cố vượt qua nỗi vất vả để đổi lấy cuộc sống cho gia đình. Dẫu vậy, nếu chịu siêng năng, cần cù thì thiên nhiên cũng không phụ dân cào hến chúng tôi” - ông Gia tâm sự.

Vất vả tìm con hến

Dẫu biết nghề trầm thủy lắm gian nan nhưng một khi thiên nhiên còn hào phóng thì những ngư dân trót làm “cháu bà cậu” cũng có thể mưu sinh. Tuy nhiên, việc tìm con hến gặp không ít khó khăn. Những đứa con của ông Gia dù rất cố gắng nhưng vẫn không thể sống được với nghề nghiệp của gia đình. “Sấp nhỏ chỉ kiếm được khoảng 20 kg hến/ngày thì làm sao đủ nuôi gia đình. Mấy đứa con trai của tôi đều bỏ nghề đi Bình Dương tìm việc, chứ không thể tiếp tục lặn lội cùng sông nước. Bây giờ người ta rủ nhau đi cào nhiều quá khiến nguồn hến cũng cạn kiệt dần” - ông Gia cho hay.

Là “đồng nghiệp” của ông Sặc Ri Gia nên anh Nguyễn Văn Hùng (xã Ô Long Vĩ, Châu Phú) cũng không dễ dàng trong việc tìm con hến. “Đội cào hến” của anh có đến 5 -7 chiếc ghe từng “tung hoành” khắp các dòng kênh trong tỉnh hay những cánh đồng xa tận biên giới Tân Hồng, Hồng Ngự (Đồng Tháp). “Lúc trước, cào hến dễ kiếm ăn lắm. Mỗi ngày, anh em trong xóm kiếm trên trăm ngàn đồng, đủ trang trải chi phí cho gia đình. Mấy năm nay công việc vất vả hơn, lặn hết hơi mà chỉ được 30 - 40 kg/ngày, do đó nhiều lò luộc hến ở xóm tôi cũng tắt lửa từ lâu” - anh Hùng chia sẻ.

Vốn là bạn hàng thu gom nguồn hến từ những “đồng nghiệp” trong vùng, anh Hùng cảm nhận rất rõ việc “thưa vắng” con hến trong những năm gần đây. Theo anh Hùng, sản lượng hến hiện nay chỉ bằng một nửa so với 5 năm trước nên dân cào hến phải lặn lội khắp nơi mới kham nổi cuộc sống gia đình. “Người ta cứ đua nhau bắt vô tội vạ nên con hến không kịp sinh sản như hồi trước. Thời điểm này, hến đã vào mùa rộ nhưng tôi chưa thấy sản lượng như mong đợi. Rồi đây, anh em trong nghề sẽ còn vất vả hơn với cuộc mưu sinh”- anh Hùng bộc bạch.

Báo An Giang, 25/12/2015
Đăng ngày 26/12/2015
Thanh Tiến
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:07 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:07 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:07 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:07 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:07 15/11/2024
Some text some message..