Mục tiêu của Quy hoạch nhằm khai khác và sử dụng hiệu quả một phần tài nguyên đất đai, mặt nước của tỉnh, đặc biệt là tận dụng tối đa những diện tích đã đào ao sẵn để khôi phục và phát triển nghề nuôi, chế biến cá tra thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, theo hướng tập trung, được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu quả, bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giải quyết thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương.
Cụ thể, đến năm 2025, diện tích mặt nước nuôi cá tra đạt 1.000 ha (công nghệ cao 30 ha), sản lượng đạt 300.960 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 380 triệu USD, thu hút 28.500 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2025: về diện tích là 4,1%/năm, về sản lượng là 1,7%/năm, xuất khẩu là 4,6%/năm.
Đến năm 2030, diện tích mặt nước nuôi cá tra đạt 1.430 ha (công nghệ cao 180 ha), sản lượng đạt 472.500 tấn, sản lượng chế biến đạt 220.000 tấn (trong đó xuất khẩu chiếm 95%), xuất khẩu đạt 600 triệu USD, thu hút 38.000 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030: về diện tích là 3,6%/năm, về sản lượng là 9,4%/năm, xuất khẩu là 9,6%/năm.
Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, quy hoạch đã đề ra các nhóm giải pháp cơ bản:
Tổ chức sản xuất trong nuôi, chế biến cá tra: Tham gia chuỗi liên kết doanh nghiệp chế biến thủy sản, người nuôi cá, trung tâm giống thủy sản, doanh nghiệp cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y thủy sản; Khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản thực hiện dự án liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ với nông dân và dự án chuỗi khép kín của doanh nghiệp từ sản xuất giống đến chế biến tiêu thụ xuất khẩu, sử dụng nguồn vốn từ Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch"; Tăng cường liên kết với các tỉnh cùng tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng cá tra trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long để kết nối và chia sẻ thông tin về thị trường, giá cả, cơ chế, chính sách, về mùa vụ nuôi, diện tích, sản lượng nuôi cá tra nhằm phát huy tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá Tra với các tỉnh trong vùng sản xuất cá tra của Đồng bằng sông Cửu Long, hướng đến phát triển bền vững.
Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục thực hiện các cơ chế quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra; Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông thủy sản; thực hiện miễn thuế môn bài đối với tố chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; Vận đụng tốt các cơ chế chính sách đã ban hành để thu hút vốn đầu tư, đồng thời tỉnh cần lạo cơ chế thu hút nông dân tham gia vào các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như ngân hàng sẽ tăng định mức cho hợp tấc xã vay với lãi suất ưu đãi; Tăng cường phối hợp với các tỉnh có tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đề có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin về quản lý sản xuất, quy hoạch với các địa phương khác; Tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận khoa học công nghệ, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển.
Về vốn đầu tư: Ngoài nguồn vốn Trung ương đầu tư, tỉnh ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo hướng đồng bộ, từ hệ thống thủy lợi, điện đến giao thông thủy và bộ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn; Thực hiện chính sách khuyấn khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra, đặc biệt là các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư được đề xuất trong quy hoạch; Thực hiện các chính sách khuyên khích người dân tham gia sản xuất như: miễn thuế đất, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ kỹ thuật nuôi nhằm thu hút vốn đầu tư trong nhân dân; Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như giảm giá cho thuê đất, miễn giảm một số thuế, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại,..v..v... nhằm thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp; Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nuôi cá tra tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định số 540/QĐ-TTg và các dự án phát triển nuôi cá tra thuộc danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch; Thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn và các tổ chức hợp tác quốc tế ở địa phương để tranh thủ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo và khuyến ngư, xây dụng các mô hình thí điểm trong nuôi cá tra thân thiện với môi trường.
Giải pháp khoa học công nghệ: Tăng cường phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học trong nghiên cứu chuyển giao, nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường, chế biến và dịch vụ thương mại cá Tra; Ưu tiên xây dựng các vùng nuôi an toàn, đảm bảo chế độ cấp thoát nước riêng biệt, nghiên cứu các quy trình nuôi theo quy chuẩn thực hành nuôi tốt như GAP, VietGAP, ASC,... phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh; Trong sản xuất giống, hàng năm phải ưu tiên nghiên cứu khoa học công nghệ nâng cao chất lượng giống, tiếp nhận đàn cá bố mẹ hậu bị từ dự án "sản xuất cá tra giống chất lượng cao" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để khuếch tán cung cấp cho các cơ sở sản xuất cá tra giống trong tỉnh, tiếp nhận 15.000 con giai đoạn từ 2017-2020; Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm (đầu, xương, da, mỡ, nội tạng) cá tra như dầu cá, bột cá, gelatin, colagen,...; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý và bảo quản thủy sản sau thu hoạch, công nghệ chế biến các sản phẩm truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong vùng ứng dụng để phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần: Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tới khu nuôi một cách thuận lợi; đồng thời, kết hợp kéo điện trung thế, hạ thế 3 pha tới các khu nuôi đề hỗ trợ hộ nuôi bơm nước vào ao nuôi được thuận tiện và giảm chi phí sản xuất; Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi, hệ thông xử lý nước, bùn thải đáy ao theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-20: 2014/BNN&PTNT; Đầu tư vùng sản xuất giống tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghiệp, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chất lượng, ứng dụng quy trình sản xuất giống đáp ứng các tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam; Xây dựng hệ thống giống cá tra 3 cấp.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất thông qua tổ chức khuyến ngư, Viện, Trường,…Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho từng khâu từ kiểm soát giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn thực phẩm có đủ trình độ giám sát, hướng dẫn và quản lý quy hoạch; Tăng cường các hình thức đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước cho đội ngũ quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường; Quan tâm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp, hộ nuôi, am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế.
Giải pháp thị trường và xúc tiến thương mại: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng thị trường châu Âu để chế biến ra các sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng; Các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các nhà phân phối và bán lẻ ở Châu Âu để đưa các sản phẩm giá trị gia tăng đến với người tiêu dùng; Tăng cường mối liên kết để đấu tranh với các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến đế có thể đưa thẳng vào các nhà hàng, quán ăn nhanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ; Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đưa sản phẩm cá tra vào các thị trường như Brazin, Argentina, và các nước khác; Hướng tiếp thị vào các nước Châu Á nói chung là các sản phẩm được chế biến sơ bộ phù hợp với thói quen chế biến tại nhà, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chế biến sẵn cũng sẽ gia tăng trong thời gian tới; Bên cạnh các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cần tăng cường tìm kiếm kênh thông tin, nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của các thị trường khác nhằm đa dạng hoá xuất khẩu cá tra của tỉnh.
Giải pháp môi trường, dịch bệnh: Xây dựng một số trạm quan trắc môi trường nước tự động trên tuyến sông Tiền, sông Hậu, kênh trục chính để kiểm soát và cảnh báo chất lượng nôi trường cho các vùng sản xuất cá tra tập trung lớn, dân sinh và các sản xuất khác tác động liên quan; Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuât cá tra hình thành các điểm quan trắc môi trường tự động tại vùng nuôi; Thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ chuyên trách quan trắc về thủy sản; Phát triển các vùng nuôi theo hướng áp dụng quy trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (VietGAP,BMP,...); Tăng cường thanh tra, giám sát việc xả thải của các nhà máv chế biến cá tra; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm từ phụ phẩm để giảm lượng chất thải ra môi trường; Hướng dẫn, hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.