An Giang: Thả cá bản địa và cá quý hiếm về tự nhiên

Ngày 26/4, nhân dân huyện Phú Tân, An Giang, đã tiến hành thả ra sông Vàm Nao hơn 3,7 tấn cá thịt, hàng trăm ngàn cá giống, cá bột các loại gồm cá mè vinh, cá tra, cá linh ống, cá trôi, cá rô phi, cá bông lau..., đặc biệt có 1.000 con cá hô giống -loài cá có tên trong Sách đỏ cá quý hiếm của Việt Nam

An Giang: Thả cá bản địa và cá quý hiếm về tự nhiên

Thả cá hô giống về môi trường tự nhiên. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Đây là lễ phát động “Thả cá bản địa, quý hiếm về thiên nhiên” do Trung tâm giống Thủy sản An Giang phối hợp cùng Chi Cục Thủy Sản và Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang (AFA) tổ chức và được sự hưởng ứng nhiệt tình cùa nhân dân.

Tham gia ngày thả cá ra sông Vàm Nao còn có đóng góp của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Tài nguyên Môi trường tỉnh an Giang và nhân dân trong vùng bắc Vàm Nao.

Tổng nguồn kinh phí để thực hiện đợt thả cá lần này do nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, tổ chức quốc tế hưởng ứng đóng góp bằng tiền mặt và cá thịt, cá giống các loại, tương đương giá trị trên 250 triệu đồng.

Theo bà Phan Thị Yến Nhi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đây là chủ trương lớn của tỉnh, nhằm để bổ sung nguồn lợi thủy sản vào môi trường tự nhiên và cũng góp phần đa dạng hóa thành phần giống thủy sản đang dần bị khai thác cạn kiệt, việc này sẽ được duy trì thường xuyên, và đang được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh An Giang, các tổ chức quốc tế nhiệt tình tham gia.

An Giang là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với chiều dài hơn 87km, bao gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, được thiên nhiên ban tặng nguồn lợi thủy sản dồi dào từ lưu vực sông Mêkông đổ về và các loài cá sinh sản tại chỗ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn thủy sản tự nhiên đã giảm gần 5.000 tấn do bị người dân khai thác ồ ạt, kể cả cá con, bằng các phương tiện như xung điện, mắc lưới nhỏ... mang tính hủy diệt. Ngoài ra còn do nguồn nước bị ô nhiễm, và chính quyền địa phương chưa quan tâm xử lý nghiêm các trường hợp khai thác vi phạm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, cho biết đây là lần thứ hai trong tháng Tư, tỉnh An Giang thực hiện việc thả cá ra sông nhằm kỷ niệm 53 năm ngày "Nghề cá Việt Nam 1/4."

Việc làm này đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tổ chức và cá nhân, những người đã đóng góp hàng chục tấn các giống, cá thịt cho chủ trương “Góp cá cho sông” của tỉnh.

Trong tháng Chín tới, Trung tâm giống sẽ tiếp tục thả cá đợt ba tại khu vực Búng Bình Thiên, huyện An Phú./.

Báo An Giang, 26/04/2012
Đăng ngày 29/04/2012
Vương Thọai Trung
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:45 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:45 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:45 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 21:45 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 21:45 20/12/2024
Some text some message..