An Giang: Thăm “Làng mắm”

Được mệnh danh là “Vương quốc mắm”, Châu Đốc không chỉ là nơi buôn bán tập trung đủ loại mắm, mà còn là nơi “khai sinh” ra nhiều thương hiệu mắm cá nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam. Và ngày nay, thế hệ con, cháu vẫn đang kế tục cái nghề chế biến ra món ăn chứa đựng cái hồn của xứ sở sông nước.

mắm cá
Bà Hồ Thị Sen tại gian hàng Mắm Bà Giáo Khỏe 7777777

“Khai sinh” một hiệu mắm lâu đời

Nghề làm mắm hiện diện ở TP. Châu Đốc đã ngót nghét một thế kỷ qua. Hiện tại, nơi đây có trên trăm hộ dân chuyên nghề làm mắm với các nhãn hiệu được nhiều người biết đến, như: Mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Cô Tư Ấu, mắm Bà Giáo Thảo, mắm Cô Giáo Thanh... Trong đó, mắm Bà Giáo Khỏe có thể xem là nhãn hiệu mắm lâu đời tại Châu Đốc. Tìm về “cái nôi” của hiệu mắm Bà Giáo Khỏe, chúng tôi được nghe bà Hồ Thị Sen (79 tuổi, chủ cơ sở mắm Bà Giáo Khỏe 7777777) kể lại: “Ngay từ khi còn bé, tôi đã thấy gia đình mình làm mắm. Hồi đó, cha tôi làm nghề giáo, thu nhập chẳng đủ nuôi các con ăn học, nên mẹ tôi mới học cách làm mắm từ bà ngoại để buôn bán kiếm thêm tiền phụ chồng lo cho các con. Giai đoạn đó, ở Châu Đốc chưa có nhiều hiệu mắm như bây giờ. Về sau khi thấy nghề làm mắm kiếm sống được nên các cơ sở làm mắm lần lượt ra đời”.

Ngồi tại gian hàng mắm Bà Giáo Khỏe 7777777, bà Sen nhớ lại: “Vì cha tên Hồ Đắc Khỏe và làm nghề giáo nên mọi người trong vùng quen gọi mẹ (bà Văng Thị Lắm) là bà giáo Khỏe. Khi gia đình tôi bắt đầu kinh doanh các loại mắm thì bà con rất ưa chuộng và quý mến đặt cho món mắm do gia đình tôi làm ra với cái tên thân thuộc “Mắm Bà Giáo Khỏe”. Chính vì thế, nhãn hiệu “Mắm Bà Giáo Khỏe” ra đời” và đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng như hiện nay”.

Gia đình bà Sen có 9 anh chị em, ngay từ bé tất cả đều đã quen với mùi thơm và màu vàng ươm của của mắm, với họ nghề làm mắm như đã đi sâu vào máu thịt. Hiện tại, ở Châu Đốc có 4 người con của ông Hồ Đắc Khỏe theo nghề làm mắm với những cơ sở có tên: Mắm Bà Giáo Khỏe 4444, mắm Bà Giáo Khỏe 55555, mắm Bà Giáo Khỏe 666666, mắm Bà Giáo Khỏe 7777777. Tất cả đều là cơ sở lớn, làm ra các loại mắm ngon đặc trưng được thực khách gần xa ưa thích. Bà Sen cho biết: “Những con số đi kèm theo phía sau tên gọi “Mắm Bà Giáo Khỏe”  như số 4, 5, 6, 7 là để biểu thị cho thứ tự của mỗi thành viên trong gia đình theo nghề. Tôi thứ bảy nên có thêm bảy con số phía sau cái tên mắm Bà Giáo Khỏe”.

Ngày nay, mắm Bà Giáo Khỏe đã được truyền đến đời cháu. Có cơ sở đã phát triển lên thành công ty như mắm Bà Giáo Khỏe 55555, sản xuất với quy mô lớn và cho “ra đời” nhiều loại mắm, không chỉ bán cho khách thập phương tìm về Châu Đốc, mà còn xuất khẩu sang các nước lân cận như Campuchia, Lào...

Lưu truyền món ăn “quốc hồn, quốc túy”

Những ai khi về Châu Đốc sẽ có dịp tận mắt chứng kiến sự phát triển của món ăn dân dã này. Từ chỗ dùng nguồn cá dư ra để làm thành mắm dự trữ ăn dần trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình, mắm Châu Đốc đã trở thành mặt hàng đặc sản nổi tiếng không chỉ đối với người dân Châu Đốc, mà đã vươn xa hơn trên khắp mọi miền đất nước. Nằm trong nội ô TP. Châu Đốc, chợ Châu Đốc hình thành từ rất lâu đời, chia thành nhiều khu bán tách biệt nhưng nổi trội nhất có lẽ là khu vực tập trung bán mắm bởi mùi hương đặc biệt, màu sắc hấp dẫn của những “núi” mắm  được bày trí vô cùng bắt mắt. Nếu ngày xưa, mắm Châu Đốc chỉ tập trung một số loại cá thì ngày nay, mắm Châu Đốc đa dạng về sản phẩm và mẫu mã. Tại khu vực chợ này, hiện có trên 20 loại mắm được bày bán trên các quầy, như: Cá linh, cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá sửu, mắm Thái ... mỗi loại đều có vị ngon đặc trưng riêng.


Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Những bà con theo nghề làm mắm ở Châu Đốc cho biết, để tạo ra những loại mắm ngon ngoài tay nghề chế biến, cần phải chọn lọc kỹ nguồn nguyên liệu thủy sản nước ngọt, thì sản phẩm làm ra mới được hương vị đậm đà, thơm ngon. Có thể nói, nguồn nguyên liệu là nhân tố quyết định chất lượng thương hiệu mắm. Thường thì vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch là thời điểm lý tưởng cho các cơ sở thu mua nguyên liệu làm mắm. Còn thời điểm sau Tết Nguyên đán đến mùa Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được xem là giai đoạn buôn bán lý tưởng, vì có đông khách thập phương hành hương đến Châu Đốc cúng viếng và tham quan du lịch.

Lưu truyền và phát triển nghề làm mắm không chỉ là phương thức kinh doanh mang lại cuộc sống sung túc cho những hộ sản xuất mắm, mà còn thể hiện một cách tích cực và thiết thực việc giữ gìn và phát triển một giá trị văn hóa truyền thống với lịch sử hàng trăm năm của người dân vùng biên giới Tây Nam.

Báo An Giang, 13/02/2016
Đăng ngày 13/02/2016
Mỹ Linh
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:18 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 08:18 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 08:18 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 08:18 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 08:18 27/11/2024
Some text some message..