An Giang: Tiến tới hình thành trung tâm giống cá tra

Dự báo thị trường xuất khẩu cá tra khả quan, giá cá tra duy trì ở mức ổn định là động lực thúc đẩy các hộ dân, doanh nghiệp thả nuôi cá tra thương phẩm trong vùng quy hoạch, kéo theo nhu cầu giống cá tra có chất lượng tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để An Giang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm cung ứng giống cá tra cho cả vùng ĐBSCL.

Tiến tới hình thành trung tâm giống cá tra
Nuôi cá tra ở An Giang

Số lượng đi kèm chất lượng

Giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh đã đẩy giá cá tra giống trong 3 tháng đầu năm 2017 lên mức 45.000 - 50.000 đồng/kg (cỡ cá 25 - 65 con/kg). Đến tháng 5-2017, giá cá tra giống có lúc giảm xuống còn 18.000 - 19.000 đồng/kg nhưng sau đó tăng trở lại, hiện ổn định ở mức 25.000 - 27.000 đồng/kg. “Diện tích sản xuất và sản lượng cá tra giống hiện nay đều tăng so cùng kỳ 2016. Ước cả năm 2017, sản xuất cá giống sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng do ngay từ đầu năm, số lượng cá tra bột thả nuôi đã đạt 2,654 tỷ con, tăng 41,24% so năm 2016 (đầu năm 2016 thả nuôi 1,879 tỷ con cá tra bột).

Trong khi đó, tỉnh đang tích cực triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) đã ký hợp đồng với Chi hội Sản xuất giống cá tra AFA (giống cá tra 3 cấp) sản xuất từ 70 - 100 triệu con. Các hộ tham gia ương giống phải đáp ứng các điều kiện về diện tích ao nuôi, tiêu chuẩn kỹ thuật của ao nuôi, quy trình kỹ thuật ương, nguồn gốc cá bột… nên chất lượng con giống sản xuất ra sẽ đảm bảo về chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc” - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trần Phùng Hoàng Tuấn đánh giá.

Thấy được hiệu quả của con cá tra giống, số thành viên tham gia Chi hội Sản xuất giống cá tra AFA từ 11 hộ ban đầu đã tăng lên 23 hộ, tổng diện tích ương nuôi giống cũng tăng từ 36,35 héc-ta (57 ao, năng lực đăng ký 40 triệu con giống năm 2017) lên 69,12 héc-ta (năng lực cung cấp 104 triệu con cá tra giống/năm).

Ông Tuấn cho biết, để chuẩn bị bổ sung đủ đàn cá tra bố mẹ chất lượng phục vụ sản xuất cung ứng giống cá tra 3 cấp, năm 2017, dự kiến có 4 cơ sở sản xuất giống trong tỉnh được tiếp nhận đàn cá tra của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NCNTTS) II với tổng số 9.000 con, trong đó có 8.000 con cá tra hậu bị khối lượng 1kg/con (giá 40.000 đồng/kg) và 1.000 con khối lượng trung bình từ 3 - 3,5 kg/con (giá 100.000 đồng/kg). Đến nay, đã có cơ sở Phó Văn Liêu (xã Vĩnh Hanh, Châu Thành) tiếp nhận 1.000 con cá tra bố mẹ hậu bị.

Nâng cao năng lực sản xuất

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, đến nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cung cấp được 291 triệu cá tra bột cho 23 cơ sở ương giống trong Chi hội Sản xuất giống cá tra AFA, giá bán 1,2 đồng/con. Công ty Agifish đã thu mua cá tra giống của các hộ liên kết được 47,13 tấn (loại 50 - 100 con/kg), tương đương gần 4,25 triệu con cá tra giống với giá từ 23.000 - 25.500 đồng/kg. Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Viện NCNTTS II tổ chức lớp tập huấn quy trình ương cá tra giống đạt năng suất và tỷ lệ sống cao. Có 55 người dự học, gồm các hộ tham gia chuỗi sản xuất giống cá tra của AFA và cán bộ kỹ thuật thuộc các đơn vị tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ giống cá tra 3 cấp của tỉnh. “Ngày 19-7-2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị đóng góp đề cương Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL.

Trong tháng 8 này, sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị lần 2 tại An Giang với sự tham gia của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thủy sản khu vực ĐBSCL. Dự kiến tháng 10-2017, sẽ hoàn chỉnh Đề án trình Chính phủ phê duyệt” - ông Trần Phùng Hoàng Tuấn thông tin. Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh, đến nay, chương trình giống cá tra 3 cấp đã được triển khai thực hiện đúng tiến độ. Các hộ sản xuất cá tra giống tự nguyện đăng ký tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ giống cá tra 3 cấp. Các bên tham gia chuỗi đều thực hiện đúng theo hợp đồng liên kết đã ký kết. Năm 2017, diện tích nuôi cá tra thương phẩm của tỉnh đạt khoảng 860 héc-ta, tương đương năm 2016 nhưng nhờ chất lượng con giống cá tra được nâng lên (qua chương trình giống cá tra 3 cấp), tỷ lệ hao hụt giảm, năng suất bình quân tăng nên sản lượng dự báo sẽ tăng hơn so với năm 2016.

Đến nay, tổng diện tích mặt nước nuôi cá tra theo tiêu chuẩn chất lượng như: ASC, GlobalGAP, VietGAP đạt 458,74 héc-ta, sản lượng 202.301 tấn/năm, đạt 53% diện tích mặt nước nuôi cá tra toàn tỉnh. 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra của An Giang đạt 64.840 tấn, tương đương 123,2 triệu USD, tăng 13,98% so cùng kỳ 2016.

Báo An Giang
Đăng ngày 18/08/2017
Bài, ảnh: Ngô Chuẩn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:42 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:42 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:42 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:42 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:42 15/11/2024
Some text some message..