An Giang: Ùn ùn đào ao nuôi cá, hệ lụy khó lường

Cách đây hơn 2 năm, báo An Giang đã phản ánh tình trạng hàng trăm nông dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú) và Hòa Lạc (Phú Tân) ồ ạt đào đất ruộng để ương cá lóc giống, mong làm giàu. Ngay sau đó, thị trường cá lóc bị ứ đọng, do cung vượt cầu, giá cá lao dốc không phanh. Hàng loạt nông dân đã nhận trái đắng thua lỗ, rồi san lấp hầm. Và nay, viễn cảnh ấy đã lặp lại…

gạn cá lóc giống
Gạn cá giống giao cho các hộ nuôi thương phẩm

Điệp khúc đào ao

Những ngày cuối tuần, rong ruổi trên cánh đồng kênh 2 thuộc xã Mỹ Phú (Châu Phú), đâu đâu cũng nhuốm một màu bàng bạc của những vuông nuôi cá lóc vừa mới đào bên cạnh ruộng lúa xanh rì. Buổi trưa, cái nắng làng quê hanh hao, gặp nông dân Nguyễn Văn Lành (45 tuổi) đang miệt mài lựa cá. Anh Lành cho hay, cuối tháng 7- 2015, cá lóc giống trên thị trường bất ngờ tăng đột biến trên 400 ngàn đồng/kg. Nghe theo lời mách nước của anh ruột mình, anh Lành khăn gói từ Bình Dương trở lại bám đất, bám làng để sinh sống.

Với 1,5 công đất ruộng, anh Lành mạnh dạn chuyển sang đào 37 hộc để ương nuôi cá (mỗi hộc ngang 4m, dài 5m). Anh Lành bộc bạch: “Lúc đó, tại ấp Mỹ Trung ít người đào hộc ương nuôi cá lóc giống lắm! Thời điểm này, anh Hai của tui cũng ương nuôi cá lóc giống, bán được giá 450 ngàn đồng/kg. Với 37 hộc, sau hơn 4 tháng, anh tui bỏ túi vài trăm triệu đồng”. Từ lợi nhuận đó đã thôi thúc anh Lành giã từ cuộc sống công nhân, trở về quê nuôi cá. Nghe anh Lành tâm sự, những tháng cuối năm 2015, nuôi cá trúng vụ, trúng giá mà chúng tôi vui lây. Anh Lành nhớ lại: “Đi Bình Dương làm công nhân gần chục năm chỉ đủ tiền ở trọ và ăn hàng ngày. Năm ngoái, tui thu hoạch cá lóc giống trúng vụ liên tục, bán với giá 405 ngàn đồng/kg, bỏ sở hụi, thu nhập trên 150 triệu đồng”. Anh cho biết thêm, nhiều hộ trong xã đang làm công nhân ở Bình Dương cũng đã “hồi hương” để thuê đất ruộng đào ao ương cá lóc giống, mong cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Không dễ ăn chút nào

Men theo các dòng kênh, nhìn những lán trại mọc lưa thưa trên những “cánh đồng cá lóc” mà chúng tôi cứ ngỡ là đi qua vùng nuôi tôm sú ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... Những tưởng ai cũng ương nuôi cá đạt kết quả khả quan, nhưng khi hỏi thăm nhiều hộ khác thì phần đông đều lắc đầu ngao ngán do giá cả thị trường bấp bênh. Thấy thiên hạ ương nuôi cá lóc lời “khủng”, anh Toàn đã phá 3 công đất ruộng sát mé kênh để đào 90 hộc ương cá lóc giống. “Không dễ ăn chút nào chú em ơi. Để đầu tư 1.000m2 đất ương nuôi cá lóc, phải tốn chi phí khoảng 30 triệu đồng. Từ khi ương nuôi cá lóc đến nay, tui chưa lấy đủ vốn đầu tư ban đầu. Nguyên nhân chính do tình hình thời tiết khắc nghiệt, đàn cá bố mẹ sinh sản không đạt như mong muốn và giá cá giống giảm chỉ còn 120 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, vốn đầu tư 1kg cá lóc giống phải tốn ít nhất 130 ngàn đồng/kg”- anh Toàn phân trần và cho biết thêm, hiện nay trong xóm có hàng trăm nông dân đào đất ruộng ương cá lóc. Nhiều nông dân mới “ra lò” đã chán nản do giá cá bấp bênh. “Cứ chạy theo lợi nhuận trước mắt nên mạnh ai nấy làm. Đi đâu cũng gặp người ta đào hộc nuôi cá lóc. Hộ nào làm trước thì có ăn, còn những hộ làm sau phần đông đều bị thất bại. Sớm muộn gì cũng lấp ao để trồng lúa”- anh Toàn than.

Cạnh đó, chị út Mén cùng đứa em gái của mình cố căng tấm lưới cước để gạn mót những con cá lòng ròng còn sót lại. Hỏi thăm chuyện làm ăn, chị út Mén thở dài thườn thượt: “Sai lầm lớn rồi, tui thuê 1 công đất ruộng giá 8 triệu đồng để đào ao ương cá lóc giống. Đến nay, chưa lấy được vốn mà giá cả cứ tuột hoài”. Chỉ tay về cái ao bên kia đang kêu cho thuê lại, út Mén nói: “Ông C. đào cả chục công đất, nhưng ương cá chết hoài do nắng nóng. Hổm rài, ổng rầu thúi cả ruột, rồi kêu người đến sang lại mà không ai dám thuê…”. Khi phong trào ương nuôi cá lóc phát triển mạnh thì không ít nông dân cũng ùn ùn đào ao nuôi trứng nước tại các xã: Hòa Lạc, Phú Bình (Phú Tân), Mỹ Phú, Khánh Hòa (Châu Phú)… để bán cho những hộ nuôi cá lóc, cá nàng hai (thác lác cườm). Hiện nay, giá trứng nước dao động từ 10.000-14.000 đồng/kg, nhiều hộ đã hốt bạc.

Nên nuôi cá theo quy hoạch

Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Văn Hiển, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú nói rằng, với cách làm như hiện nay của nông dân thì rất khó kiểm soát và gây hệ lụy khó lường. Mặc dù thị trường cá lóc thương phẩm đang “hot”, cung cấp nội địa hoặc xuất sang nước bạn Campuchia, nhưng nếu nông dân mở rộng diện tích ao hầm ồ ạt, có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, rồi lao đao như con cá tra.

Thạc sĩ Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khuyến cáo người nuôi phải tuân thủ theo quy hoạch thủy sản đã phê duyệt. Tuyệt đối không nên phá đất đào ao tự phát dẫn đến cung- cầu không ổn định, sản phẩm gặp khó về đầu ra. “Chỉ khuyến khích bà con ương nuôi cá lóc giống, cũng như cá lóc thương phẩm trên những ao hầm cá tra đã bỏ trống. Nếu nơi nào có nông dân đào ao tự phát thì chính quyền địa phương và ngành chức năng phải chịu trách nhiệm. Bởi, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nông dân phải xin phép ngành chức năng theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Thông tư 47/2013TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT hướng dẫn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Do đó, địa phương và ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản.

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, nên môi trường nước cũng ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của ngư dân. Ngành Nông nghiệp đang tiếp cận và quan tâm đến 3 con giống thủy sản là: Cá lóc, cá thác lác cườm và lươn đồng. Tương lai, tỉnh sẽ ứng dụng mô hình nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao để đảm bảo chất lượng cũng như đầu ra sản phẩm cho nông dân”.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, huyện Châu Phú hiện có 366 hộ ương nuôi cá lóc, với tổng diện tích trên 81 héc-ta (trên 29.000 hộc) cung cấp cho thị trường khoảng 1,3 tỷ con giống mỗi năm. Trong đó, xã Mỹ Phú, tổng diện tích đào ao lên tới 51,5 héc-ta, xã Khánh Hòa 19 héc-ta, xã Vĩnh Thạnh Trung hơn 4 héc-ta. Riêng huyện Phú Tân có khoảng 39 hộ ương nuôi cá lóc giống, với diện tích 28,7 héc-ta.

Báo An Giang, 23/05/2016
Đăng ngày 23/05/2016
Bài, ảnh: Lưu Mỹ
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 17:28 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 17:28 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 17:28 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 17:28 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:28 19/11/2024
Some text some message..