Năm 2012, anh Điệp đi nước ngoài về và làm ăn kinh tế ở nhà, nhưng sau khi thấy gia đình trồng lúa không hiệu quả vì đồng trũng nước chỉ cấy được 1 vụ/năm, anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình VAC. Anh kiên trì cải tạo đất ruộng thành ao thả cá, trồng bưởi và chuồng trại chăn nuôi. Sau 2 năm chăn nuôi có hiệu quả, với số tiền tích góp được, anh mua thêm đất xung quanh và dồn được 3ha. Trang trại VAC của anh Điệp gồm 3.600m2 chuồng trại nuôi heo và gà mía, trồng bưởi trên thành rặng trên các bờ ao và ao nuôi cá rộng gần 24. 840m2, còn lại là khu nhà ở và nhà kho.
Khu trang trại, anh Điệp chia làm 2 khu: Nuôi heo thịt và gà mía. Khu nuôi heo với 500 đầu heo chia làm 3 chuồng nuôi gối nhau. Thực hành, nghiên cứu về ngành chăn nuôi từ A-Z, từ phòng bệnh đến chữa bệnh cho gia sức, gia cầm nên anh Điệp hạn chế được rủ ro cộng thêm tìm hiểu thị trường nên trừ hết chi phí, anh thu từ 270-300 triệu đồng/năm. Ngoài việc nuôi heo, anh còn nuôi gà mía cũng cho thu nhập cao từ 100 – 150 triệu đồng/năm.
Anh còn kết hợp nuôi cá, chủ yếu là cá trắm và cá chép bằng cách tận dụng nguồn phân thải của heo và gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí. Mỗi năm thu hoạch 2 lần vào tháng 4 và 9, trừ chi phí mỗi năm anh thu gần 500 triệu đồng.
Vườn bưởi da xanh của anh Điệp.
Tận dụng dải đất trên bờ cá, anh đã kết hợp trồng bưởi ra xanh. Cứ ngỡ bưởi da xanh chỉ trồng được trong miền Nam, nhưng anh đã thử và thành công. Vừa tiết kiệm diện tích lại làm cho ao cá thoáng mát, vườn bưởi của anh đang bước vào năm thứ 4, với lãi gần 30 triệu đồng/năm.
Như vậy, tổng thu nhập sau khi trừ chi phí từ mô hình VAC khép kín đã mang lại cho gia đình anh Điệp gần 1 tỷ/năm.
Hiện, anh Điệp đang tham gia Hợp tác xã Thuỷ sản Đồng Tâm tại địa phương và anh còn được nhận bằng khen của Hợp tác xã Nông Nghiệp xã Phú Đông và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Vì do có thành tích trong phong trào làm giàu bằng mô hình VAC .