Ảnh hưởng β-glucan đến cá rô phi trong tình trạng thiếu oxy

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành Nuôi trồng thủy sản, các đối tượng thủy sản ngày càng được nuôi theo quy mô thâm canh dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh do vi sinh vật gây ra, đặc biệt khi cá không được nuôi trong điều kiện tối ưu (mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, thiếu oxy, cho ăn ít hoặc không phù hợp, v.v.)

Bổ sung Beta-glucan (BG) vào khẩu phần ăn của cá rô phi giúp cá tăng trưởng tốt hơn, tăng cường khả năng chống chịu stress trong điều kiện thiếu oxy và kích thích hệ miễn dịch.

Tình trạng thiếu oxy là một trong những thách thức quan trọng và phổ biến nhất trong nuôi cá và có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm mùa, thành phần nước, dòng chảy và mật độ cá. Những động vật sống trong môi trường oxy thấp kéo dài, sức miễn dịch sẽ giảm, khả năng kháng bệnh kém. Nghiên cứu cho thấy rõ, khi tình trạng thiếu oxy hòa tan trong nước kéo dài, nguy cơ phát sinh bệnh do vi khuẩn rất dễ dàng tăng lên. 

Do đó, các hợp chất tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và kích thích miễn dịch đang ngày càng được nghiên cứu để làm lựa chọn thay thế kháng sing trong nuôi trồng thủy sản.

Beta-glucan là một chất kích thích miễn dịch polysaccharide được liên kết bởi các liên kết Beta-glycosidic giữa các chuỗi glucose. Việc sử dụng β-glucan trong nuôi trồng thủy sản đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy sức đề kháng cao hơn ở cá trong điều kiện căng thẳng, đặc biệt là trước những thách thức của mầm bệnh vi khuẩn, thông qua việc kích thích các phản ứng miễn dịch bẩm sinh. 

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của việc sử dụng β-glucan trong nước đến năng suất tăng trưởng và các thông số miễn dịch đã được đánh giá trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) trong tình trạng căng thẳng do thiếu oxy gây ra. Đồng thời, tác dụng của prebiotic (β-glucan) này được đánh giá trên sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột trong điều kiện oxy bình thường. 

Ba phương pháp điều trị được thực hiện theo cách bổ sung nước beta-glucan: 0 (đối chứng), 0,1 và 0,3 mg/L. Máu được lấy trước thử thách thiếu oxy (BHC) và 9 giờ sau thử thách giảm oxy (AHC). 

Kết thúc thí nghiệm cho thấy, ở nhóm bổ sung 0,3 mg/L, cho thấy tăng trưởng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, tuy nhiên không khác biệt đáng kể.

Tỷ lệ sống không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức chưa giảm oxy (BHC); tuy nhiên, tỷ lệ sống cao hơn đáng kể ở nhóm bổ sung  0,1 mg/L trong bảy ngày sau khi thiếu oxy (7AHC).

tỉ lệ sống

Theo kết quả xác định huyết học, không có sự khác biệt đáng kể về hồng cầu, huyết sắc tố, hemoglobin ở nhóm chưa giảm oxy (BHC). Sau thử thách thiếu oxy, chỉ có nồng độ hemoglobin tăng đáng kể ở nhóm 0,3 so với nhóm 0,1. Tuy nhiên, khi so sánh BHC với thời điểm AHC,  số lượng hồng cầu tăng đáng kể, cũng như giảm tiểu cầu, đã được quan sát thấy ở nhóm đối chứng. 
So sánh hai nồng độ β-glucan chỉ ra rằng nồng độ 0,3 mg/L thúc đẩy sự gia tăng số lượng tế bào lympho.  Mức đường huyết ở nhóm 0,3 cao hơn ở nhóm BHC 0,1; tuy nhiên, đối với tất cả các nhóm, mức glucose tăng lên rõ rệt AHC, và sau đó giảm AHC sau bảy ngày (7AHC, P <0,05). Nồng độ protein toàn phần, lysozyme huyết thanh, lactase huyết tương, triglycerid và cholesterol không khác nhau giữa các nhóm. 
Glucose
Sử dụng β-glucan ở nồng độ 0,1 mg/L cũng làm tăng độ phong phú và thay đổi thành phần của cộng đồng vi khuẩn đường ruột cá rô phi so với ở nhóm đối chứng.

Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng β-glucan được sử dụng trong nước ở nồng độ 0,1 mg/L đã giảm thiểu tác động của stress do thiếu oxy ở cá rô phi, bằng chứng là  giảm tỷ lệ chết và điều chỉnh nồng độ glucose trong huyết tương, đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch đề kháng với mầm bệnh.
Đăng ngày 26/10/2021
Như Huỳnh
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:19 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:19 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:19 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:19 23/11/2024
Some text some message..