Ảnh hưởng của độ mặn thấp đến tôm thẻ chân trắng

Báo cáo của Marcela G. Fregoso và cộng sự vừa đăng trên Aquaculture Research mới đây đã cho thấy bất lợi của tôm nuôi trong nước có độ mặn thấp từ những biến đổi mô bệnh học trong mang tôm thẻ chân trắng và mối liên hệ ảnh hưởng của hàm lượng khí độc trong ao khi độ mặn thấp.

Ảnh hưởng của độ mặn thấp đến tôm thẻ chân trắng
Ảnh: THKH

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) ở môi trường có độ mặn thấp đang là xu hướng phát triển trên toàn thế giới – bởi đây là loài sinh vật rộng muối có thể chịu đựng được nước có độ mặn 5 - 45‰. Diện tích nuôi tôm ở độ mặn thấp đã tăng 106% trong thập kỷ qua với tổng sản lượng tôm toàn cầu là 720.796 tấn vào năm 2014 (FAO, 2016). Tuy nhiên không có đủ các nghiên cứu về sự thay đổi mô bệnh học trong mang tôm thẻ chân trắng L. vannamei khi nuôi ở độ mặn thấp và tiếp xúc với chất lượng nước kém.

 

Chu trình nito trong ao tôm. Ảnh minh họa: tepbac

Ammonia là một trong những hợp chất nitơ vô cơ hòa tan độc nhất và tính độc của nó phụ thuộc vào nhiệt độ, pH và độ mặn (Chien, 1992; Fr´ıas-Espericueta, Harfush-Melendez & P´aez-Osuna, 2000). Nitrite là một sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa, trong đó vi khuẩn hiếu khí tự chuyển đổi ammonia thành nitrate, và hợp chất này được xem là có độc tính cao đối với tôm thẻ nuôi trong nước có độ mặn thấp (Gross, Abutbul & Zilberg, 2004). Tiếp xúc với hàm lượng cao của các hợp chất nitơ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, tôm ăn kém và gây thiệt hại ở cấp độ tế bào nặng hơn sẽ làm cho tôm chết hàng loạt. 

Ở cấp độ tế bào, thiệt hại ở mang tôm là đặc biệt quan trọng vì chúng được coi là cơ quan đích và có vai trò cực kỳ quan trọng với tôm. Ngoài việc giúp bài tiết các hợp chất nitơ, chủ yếu là amoniac, mang tôm còn có vai trò quan trọng các chức năng sinh lý như điều hòa ion và thẩm thấu, sự đồng hóa canxi và điều hòa pH ngoại bào (Freire, Onken & McNamara, 2008). Khi tôm được nuôi ở độ mặn thấp, một trong những thay đổi đầu tiên là sự thích ứng sinh lý để đáp ứng với những thay đổi môi trường. Tuy nhiên khi môi trường đòi hỏi một mức độ đáng kể khả năng thích ứng mà sinh vật không thể đáp ứng được, chúng sẽ biểu hiện tổn thương hoặc thay đổi ở cấp độ tế bào, được gọi là thay đổi bệnh lý (Stevens, Lowe & Young, 2003).

Ảnh hưởng của nuôi tôm ở độ mặn thấp

Nghiên cứu này nhằm theo dõi, kiểm tra và so sánh hiệu quả của nước có sự tích tụ các hợp chất nitơ)trên cấu trúc mang mô học của tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh ở độ mặn ở độ mặn thấp (1,9 g / L) ) với mô hình không trao đổi nước giữa hai mật độ thả giống (70 con/m2 nghiệm thức M1 và 120 con / m2 Nghiệm thức M2).

Hệ thống nuôi cấy này gồm hai nghiệm thức (M1 và M2) với ba bể tròn (3,1 m3) trong mỗi bể được phủ bằng lớp lót dày 1,5 mm bằng polyethylene. Oxy được cung cấp bởi máy thổi ½-Hp để duy trì các điều kiện tối ưu. Các bể đã được đổ đầy đến 1 m với nước biển pha loãng (1,9 g / L) nước được xử lý kỹ trước khi đưa vào bể. Năm ngày trước khi thả giống, hệ thống đã được bón phân hàm lượng 10 g / bể (NPK) để thúc đẩy năng suất sinh học. Sau khi thả, nước bổ sung tương đương 1% –5% thể tích bể mỗi tuần để bù đăp nước do bay hơi.

Trước khi nuôi tôm PL 12 đã được thích nghi trong một bể (450 L) ở mật độ 4 PL / L; độ mặn ban đầu là 35 g / L, và nước ngọt được thêm vào trong khoảng thời gian 6 ngày (độ mặn 0,2 g /L) cho đến khi bể đạt độ mặn 1,9 g / L.

3 giai đoạn tổn thương mô mang trên tôm nuôi thực nghiệm đã được quan sát thấy:

Giai đoạn I (không ảnh hưởng đến chức năng cơ quan).

Giai đoạn II ( xuất hiện những tổn thương và ngày càng nghiêm trọng, chức năng cơ quan bị suy yếu) .

Giai đoạn III (những biến đổi rất nghiêm trọng về mặt cấu trúc và chức năng mà không thể chữa lành) (Bảng 1).

Bảng 1:

Trong 5 tuần nuôi đầu tiên, khi chất lượng nước vẫn tốt cho sự phát triển của tôm thì sự thâm nhiễm tế bào máu ở mức độ nhẹ đã được quan sát thấy ở tôm của cả hai nghiệm thức.

Trong nghiệm thức M1, tế bào biểu mô mang phù nề, thâm nhiễm máu và melanine (đen mang) xuất hiện ở tuần 6. Các bệnh lý trên mang cho thấy sự melanine trầm trọng xuất hiện nhiều trong mô mang, và sự hiện của chất hữu cơ và thực vật phù du gắn liền ở phiến mang từ tuần 8 cho đến khi tôm kết thúc vụ nuôi.

Trong M2, các bệnh lý tương tự đã được quan sát thấy kết hợp với hoại tử và xâm nhiễm ký sinh trùng Zoothamnium sp và vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor từ tuần 9 đến 10, có liên quan đến sự hiện diện của chất hữu cơ và thực vật phù du trên phiến mang. Thiệt hại không thể khắc phục do sự suy giảm chất lượng nước tăng và sự xâm nhập của ký sinh trùng. 


Hình 3. Biến đổi mô học trong mang tôm ở những tuần cuối của chu kỳ nuôi. (A) mang xuất hiện xâm nhiễm tế bào máu (sao), (b)sự teo lại của phiến mang, và giải phóng lớp biểu bì (tam giác); (c) xâm nhập tế bào máu (sao) và sự melanine hóa – đen mang (mũi tên).

Mối liên hệ giữa khí độc và độ mặn thấp đến tôm

 

Hình 4: Sự suy giảm chất lượng nước ở những tuần cuối với sự gia tăng nồng độ amoniac và nitrit cũng làm gia tăng sự biến đổi cấu trúc mang tôm (HAI), và càng nặng hơn với tôm mật độ cao hơn.

Khi amoniac-N tăng trong tuần thứ 7, tổn thương mô mang tôm cũng tăng từ trung bình đến nặng, và trong tuần 9 và 10 khi lượng lớn chất rắn và ký sinh trùng được quan sát thấy bám trên mang thì thiệt hại cho mang trở nên không thể khắc phục và có thể gây tử vong cao (Hình 4). 

Gross et al. (2004) đề nghị kiểm soát nồng độ nitrit-N nhỏ hơn 0,45 mg / L để ngăn ngừa sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất hoặc các ảnh hưởng đến quá trình sinh lý (tăng trưởng, hô hấp, sinh sản, bệnh tật) và coi mức độ này là an toàn cho tôm thẻ L. vannamei nuôi ở độ mặn 2ppt. Tuy nhiên trong thí nghiệm này lại cho thấy giá trị trung bình tối đa hàng tuần nitrit-N ở các nghiệm thức lớn hơn 0,91 mg / L và rõ ràng, những giá trị này vượt quá nồng độ an toàn được đề xuất do đó, nitrit trong nước cũng góp phần vào sự gián đoạn của các quá trình sinh lý trên mang tôm.

Nghiên cứu này cho thấy có mối tương quan đáng kể (p <0,05 giữa các hợp chất nitơ và thay đổi trong mang. Khi nồng độ amoniac, nitrit và nitrate tăng lên thì sự thay đổi lớn hơn được ghi nhận trong mang. Điều này rõ ràng cho thấy sự nhạy cảm của mang với sự hiện diện của các hợp chất nitơ trong vùng biển có độ mặn thấp.

Tôm tiếp xúc với stress do độ mặn thấp có khả năng miễn dịch thấp và giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh khác nhau và sự có mặt đồng thời của các hợp chất nitơ (đặc biệt là ammonia và nitrit) trong hệ thống nuôi tôm cũng làm tăng đáng kể độc tính của chúng bởi vì các hợp chất có xu hướng có tác dụng hiệp đồng. Do đó khi nuôi tôm với độ mặn thấp cần đảm bảo các yếu tố chất lượng nước luôn nằm trong ngưỡng phù hợp với sự phát triển của tôm để giảm bớt thiệt hại.

Tác giả: Marcela G. Fregoso-Lo´pez,  Mar´ıa S. Morales-Covarrubias, Miguel A Franco-Nava, Javier Ram´ırez-Roch´ın, Juan F Fierro-San~udo, Jesu´s T Ponce-Palafox, Federico.

Xem đầy đủ trên. Aquaculture Research

Đăng ngày 05/07/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:38 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 07:38 22/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:38 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 07:38 22/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 07:38 22/01/2025
Some text some message..