Nuôi trồng thủy sản theo công nghệ Biofloc đang được nhiều người chú ý bởi những ưu điểm mà khó có hệ thống nào có thể thay thế được. Việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản giúp gia tăng năng suất đáng kể và hạn chế tác động đến môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công trên hệ thống nuôi Biofloc, người quản lý phải vững kiến thức cũng như cơ chế hoạt động của các yếu tố môi trường trong hệ thống Biofloc. Trong đó, hai nhân tố hết sức quan trọng là các hợp chất của Carbon và Nitrogen luôn được quan tâm hàng đầu trong vấn đề chỉ tiêu chất lượng nước nuôi.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các tỷ lệ C / N khác nhau đối với việc kiểm soát các hợp chất nitơ vô cơ và sự tăng trưởng cũng như sức khỏe của cá rô phi (Oreochromis niloticus) được nuôi trong các hệ thống biofloc.
Nghiên cứu tác động của C/N đối với cá
Cá rô phi (0,50 ± 0,02 g) được phân ngẫu nhiên vào các nghiệm thức khác nhau bao gồm: nhóm đối chứng (nước sạch) hoặc một trong ba nhóm biofloc (bổ sung đường) với tỷ lệ C / N là 10 (CN ‐ 10/1), 15 (CN‐ 15/1) và 20 (CN ‐ 20/1), tương ứng. Tất cả bốn nhóm cá được nuôi trong 120 ngày. Trong quá trình nuôi, các nhà khoa học đã định kỳ kiểm tra các thông số chất lượng môi trường nước. Cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch của cá.
Kết quả phân tích cho thấy vi khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng tồn tại trong nhóm có tỷ lệ C / N thấp, và vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế trong nhóm tỷ lệ C / N cao. Ngoài ra, cá tăng trưởng tốt hơn đáng kể ở nhóm CN ‐ 10 và CN ‐ 15 (15,67 ± 0,78 g và 14,75 ± 0,54 g, tương ứng) so với CN ‐ 20 (13,04 ± 0,94 g) và đối chứng (13,04 ± 0,46 g) (p <0,05).
Hoạt động của các enzyme tiêu hóa như lipase và trypsin cao hơn đáng kể ở nhóm CN ‐ 10 và CN ‐ 15 so với nhóm đối chứng (p <0,05). Ngoài ra, các hoạt động miễn dịch như lysozyme, phosphatase kiềm, superoxide dismutase, glutathione và malondialdehyde cao hơn đáng kể ở nhóm CN ‐ 10 và CN ‐ 15 so với nhóm đối chứng (p <0,05) cho thấy hai nhóm cá trên có khả năng miễn dịch mạnh hơn đáng kể. Cuối cùng, nồng độ glucose và cortisol trong hệ thống biofloc thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p <0,05), giúp cho chất lượng nước được cải thiện hiệu quả.
Khi kết thúc thử nghiệm, một thử nghiệm gây căng thẳng nhân tạo là giảm oxy hóa cấp tính được thực hiện trong 3 ngày cho thấy các nhóm cá CN ‐ 10 và CN ‐ 15 có tỷ lệ sống tốt nhất.
Các kết quả phân tích cho thấy khi điều chỉnh tỷ lệ C/N một cách hợp lý sẽ kích thích các hoạt động miễn dịch và chống stress của cá tốt hơn rất nhiều. Góp phần gia tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá. Qua đó cung cấp những con số đầy ý nghĩa trong hoạt động nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, giúp giảm thiểu các thiệt hại trong hệ thống Biofloc