Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
Độ mặn là chỉ số đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống và sinh trưởng của tôm. Ảnh: tincay.com

Tầm quan trọng của độ mặn trong ao tôm 

Độ mặn của nước là sự tổng hợp của các muối khoáng tan trong nước. Điều này rất quan trọng đối với tôm, ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và duy trì các chức năng sinh lý của chúng. Tôm phải duy trì mức độ muối khoáng tan trong cơ thể thông qua quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu để đảm bảo ổn định. Nếu độ mặn quá cao, tôm không thể sinh sống được ngược lại độ mặn quá thấp sẽ tạo điều kiện cho tảo và một số các loài sinh vật khác phát triển. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ mặn cũng ảnh hưởng đến hoạt động kháng khuẩn và khả năng miễn dịch của tôm; tuy nhiên, hệ thống miễn dịch có thể phục hồi từ sự biến đổi về độ mặn trong khoảng 6 ngày. Các enzyme trong cơ thể tôm cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn, đặc biệt là enzyme phenoloxidase, góp phần vào quá trình tạo ra melanosis (tạo ra đốm đen trên vỏ tôm), một cơ chế chống lại vi khuẩn trong hệ thống miễn dịch của tôm, tuy nhiên, đây cũng làm giảm giá trị thương mại của tôm. 

Độ mặn thích hợp cho tôm 

Mỗi loại tôm sẽ phát triển tốt nhất trong một môi trường có độ mặn phù hợp. Đây là thông tin cơ bản mà người nuôi cần nắm rõ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. 

Đối với tôm thẻ chân trắng: Chúng có thể chịu đựng độ mặn từ 2 đến 40‰ (phần nghìn), nhưng sinh trưởng tốt nhất trong phạm vi từ 10 đến 25‰ (phần nghìn). Nếu độ mặn vượt quá 35‰ (phần nghìn), tôm có thể thể hiện các dấu hiệu như chán ăn và tăng trưởng chậm. Ngược lại, nếu độ mặn thấp hơn mức này, người chăn nuôi cần bổ sung thêm dưỡng chất vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy sự phát triển của tôm. 

Độ mặn ao tômĐộ mặn phù hợp sẽ hỗ trợ tôm sinh trưởng ổn định

Đối với tôm sú: Chúng có thể sống trong môi trường có độ mặn từ 3 đến 45‰ (phần nghìn), nhưng thích hợp nhất là từ 15 đến 20‰ (phần nghìn). 

Tóm lại, tôm phát triển và sinh sống tốt nhất trong môi trường có độ mặn từ 10 đến 20‰ (phần nghìn). Việc kiểm soát độ mặn là một yếu tố quan trọng, giúp người chăn nuôi đảm bảo sự thành công trong quá trình nuôi tôm. 

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi 

Ảnh hưởng khi độ mặn thấp 

Khi độ mặn quá thấp, dưới 5‰, các ion như Ca2+, Mg2+, Na+, K+ trong nước có hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm không đồng đều, dẫn đến vỏ tôm dễ bị mềm sau khi lột, làm tăng tỷ lệ hao hụt nhiều lần. Ngoài ra, sau mưa, việc giảm đột ngột độ mặn của nước ao cũng ảnh hưởng đến tôm, đặc biệt là trong quá trình lột xác khi chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho việc mềm vỏ không đủ. Kết quả là, tôm mất đi sức đề kháng và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra các bệnh nguy hiểm, làm cho tôm trở nên nhạy cảm hơn với các chất độc như NH3, NO2… 

Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng phổ biến ở các môi trường có độ mặn thấp, bởi chúng có khả năng thích nghi cao. Trong giai đoạn nuôi tôm giống, tôm thẻ chân trắng thường sống trong môi trường có độ mặn khá cao, nhưng nhờ vào khả năng chịu đựng cao, chúng có thể sống và phát triển tốt trong các khu vực có độ mặn thấp. 

Ao nuôi tômAo nuôi tôm có khả năng bị thay độ mặn do hiện trạng xâm mặn gây nên

Ảnh hưởng khi độ mặn cao 

Trái lại, khi tôm sống trong môi trường có độ mặn cao, vượt quá mức chịu đựng. Chúng sẽ có dấu hiệu như sự yếu đuối, tôm sẽ còi cọc, tăng trưởng chậm, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gặp phải tình trạng sốc và tử vong hàng loạt. Ngoài ra, khi độ mặn tăng cao, các bệnh như phân trắng và hoại tử gan tụy cấp tính (tôm chết sớm – EMS) có thể phát triển một cách phức tạp, gây ra dịch bệnh với tổn thất kinh tế nghiêm trọng.  

Độ mặn cao cũng có thể gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm; đồng thời kích thích sự phát triển nhanh chóng của tảo trong ao, sản sinh ra nhiều khí độc. Đặc biệt, nguồn cung cấp ôxy trong nước sẽ tăng cao vào ban ngày nhưng lại giảm đáng kể vào ban đêm. Kết quả là, môi trường nước sẽ thiếu ôxy, khiến cho tôm thường nổi đầu vào buổi đêm. 

Do đó, trong thực tế người nuôi tôm cần thay nước mới với độ chênh lệch nồng độ muối không quá 5‰ so với nước cũ, và tần suất thay nước được đề xuất là 6 ngày một lần, nhằm kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra một cách hiệu quả hơn. Trong trường hợp thời tiết mưa nhiều, nên cố gắng duy trì sự giảm độ mặn không quá 5‰ bằng cách loại bỏ một phần nước ngọt từ tầng mặt khi có hiện tượng phân tầng độ mặn do mưa lớn. Nếu muốn thay đổi độ mặn cho ao nuôi, việc tiến hành quá trình thuần hóa để tôm dần dần thích nghi với môi trường có độ mặn mới là vô cùng quan trọng.

Đăng ngày 28/04/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:25 30/08/2024

Giảm áp lực Vibrio trong nuôi tôm thông qua chế độ dinh dưỡng

Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi, với tỷ lệ chết do Vibrio gây ra lên đến 100%.

Vibrio
• 09:38 28/08/2024

Tối ưu hóa quá trình nuôi tôm bằng việc sử dụng IOT

Internet Of Things (IOT) - Xu hướng kết nối vạn vật đang có mặt hầu hết ở các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, IOT bước đầu xuất hiện để tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Máy cho ăn Farmext
• 09:33 28/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 06:24 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 06:24 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 06:24 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 06:24 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 06:24 08/09/2024
Some text some message..