Hạn chế khi dùng protein thực vật trong thức ăn cá tra
Chi phí thức ăn thường chiếm cao nhất trong tổng chi phí nuôi thủy sản, trong đó protein được xem là thành phần dưỡng chất quan trọng nhất. Nhưng lượng bột cá hiện nay không đáp ứng kịp nhu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản do đó các thành phần có nguồn gốc thực vật được sử dụng làm nguồn protein thay thế cho bột cá.
Tuy nhiên, hầu hết các thành phần có nguồn gốc thực vật thường chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng do đó tác động bất lợi đến quá trình tiêu hóa và sử dụng chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhưng, một số enzym có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng và tăng cường sử dụng protein thực vật trong thức ăn.
Bột đậu nành có thể gây ra vấn đề kháng dinh dưỡng khi dùng làm protein cho thức ăn thủy sản. Ảnh: Tepbac.
Nuôi cá tra được đặc trưng bởi việc bổ sung 30-40% protein trong thức ăn dẫn đến tăng hàm lượng nitơ phi protein, do đó ảnh hưởng đến chất lượng nước và sự phát triển của cá. Pepsin là một loại enzyme phân giải protein có thể phân hủy protein khi tiếp xúc với axit trong dạ dày. Việc không có hoạt động của enzym pepsin là một trong những hạn chế chính trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung pepsin vào chế độ ăn có thể giảm thiểu tác dụng phụ của protein thực vật, giúp cá sử dụng protein tốt hơn do đó làm tăng khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và giảm nitơ phi protein trong môi trường nuôi.
Thí nghiệm gồm 4 nhóm tương ứng với 4 liều pepsin khác nhau: 0; 0,25; 0,50 và 1,0 g/kg.
Ảnh hưởng của việc bổ sung pepsin đến năng suất sinh trưởng của cá tra
Bổ sung pepsin vào chế độ ăn với liều 0,5g/kg cho thấy sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn cao hơn so với đối chứng không bổ sung enzym, các enzym này thực sự có lợi cho sự phát triển của cá tra. Hiệu suất tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn tăng lên có thể là do việc sử dụng protein được tăng cường khi bổ sung enzym.
Thức ăn bổ sung pepsin cho thấy sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn cao hơn. Ảnh: Tepbac.
Các enzym ngoại sinh tận dụng các chất nền thích hợp cho hoạt động của probiotic trong đường tiêu hóa. Sự sẵn có của axit mật, cho phép dễ dàng tiếp cận các chất dinh dưỡng với các enzym tiêu hóa, làm tăng khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và cải thiện sự tăng trưởng. Hơn nữa, các enzym tích cực tương tác với hệ vi sinh vật đường ruột thông qua cải thiện khả năng tiêu hóa do đó làm tăng khả năng hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, tác dụng có lợi của pepsin thấp hơn được quan sát thấy ở liều 1,0 g/kg. Vì sự bài tiết axit từ dạ dày có mối tương quan trực tiếp với hoạt động của pepsinogen, nên việc bổ sung quá nhiều pepsin có thể gây bất lợi cho sự cân bằng axit-enzym đối với hoạt động của dạ dày.
Ảnh hưởng của việc bổ sung pepsin đến sinh lý máu của cá tra
Các thông số máu thường được coi là chỉ số về tình trạng khỏe mạnh của cá và dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của chúng.
Trong nghiên cứu này, một tác động đáng kể đến mức RBC (chỉ số đánh giá tế bào hồng cầu), WBC (số lượng tế bào bạch cầu), Hb và Hct đã được quan sát thấy khi bổ sung pepsin 0,5g/kg vào chế độ ăn.
Bổ sung pepsin vào chế độ ăn cho cá tra ghi nhận được mức tăng trưởng và sử dụng thức ăn cao hơn. Ảnh: Tepbac.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ số huyết học tăng khi bổ sung pepsin ở cá rô phi và cá chép. Bổ sung protease ngoại sinh sẽ thủy phân protein và giải phóng các peptide thành chuỗi ngắn hơn trong thức ăn, do đó làm tăng khả năng tiêu hóa protein, dẫn đến việc sử dụng thức ăn tốt hơn và cuối cùng là khả năng miễn dịch tốt.
Khi bổ sung pepsin làm gia tăng đáng kể của RBC và WBC được quan sát thấy ở tất cả các chế độ ăn bổ sung pepsin, trong khi mức Hb và Hct chỉ có ý nghĩa đối với chế độ ăn bổ sung pepsin với liều 0,50 g/kg so với đối chứng.
Ảnh hưởng của việc bổ sung pepsin đến các thông số chất lượng nước nuôi cá tra
Chất lượng nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sống, sinh lý và sinh sản của cá. Sự suy giảm các thông số chất lượng nước và gia tăng ô nhiễm tạo ra những rào cản đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng amoniac tăng lên trong các ao nuôi cá tra đồng nghĩ với sự gia tăng thời gian nuôi. Do đó, sự thích nghi là cần thiết để cải thiện và duy trì sức khỏe lâu dài của cá.
Trong nghiên cứu này, hàm lượng amoniac, nitrat và nitrit giảm đáng kể trong chế độ ăn có bổ sung pepsin do việc sử dụng tối đa protein, giảm mức độ thải nitơ tự do trong nước nên đã giảm ô nhiễm nước. Chế độ ăn bổ sung enzym đã cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn và giảm ô nhiễm nước. Cải thiện chất lượng thức ăn, duy trì các thông số chất lượng nước tốt bằng cách bổ sung pepsin vào khẩu phần ăn sẽ cải thiện tiềm năng của ngành nuôi cá tra.
Nước nuôi cá tra có hàm lượng amoniac, nitrat và nitrit giảm đáng kể trong chế độ ăn có bổ sung pepsin. Ảnh: Tepbac.
Sự tăng trưởng của cá là kết quả của quá trình cho ăn, tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa các chất ăn vào. Enzyme đóng vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình đồng hóa thực phẩm và là chất xúc tác sinh học hiệu quả cao, có thể đẩy nhanh các phản ứng hóa học hàng triệu lần.
Mục đích quan trọng của việc bổ sung enzym là cải thiện lợi nhuận và hiệu suất của vật nuôi thông qua tăng cường tiêu hóa các thành phần chế độ ăn trong nguyên liệu thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung pepsin 0,5 g/kg trong chế độ ăn giúp cải thiện sự tăng trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước ở cá tra.
References: Islam, M. M., Ferdous, Z., Mamun, M. M. U., Akhter, F., & Zahangir, M. M. (2021). Amelioration of growth, blood physiology and water quality by exogenous dietary supplementation of pepsin in striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus. Aquaculture, 530, 735840. doi:10.1016/j.aquaculture.2020.735840