Ánh sáng với ương tôm càng xanh theo công nghệ biofloc

Nghiên cứu mới đây của Dương Thiên Kiều và cộng sự 2018 nhằm tìm ra ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc.

Cường độ ánh sáng ương tôm càng xanh giống theo công nghệ biofloc
Tôm càng xanh giống . Ảnh minh họa: Feed Navigator

Công nghệ biofloc hiện nay được ứng dụng phổ biến để ương nuôi các đối tượng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả trong việc loại bỏ đạm dư thừa, bên cạnh đó duy trì được dinh dưỡng và chất lượng nước ở mức an toàn cho tôm ương nuôi. Để hình thành hạt biofloc ngoài nguồn bổ sung carbohydrate, tỉ lệ C/N, độ mặn,... thì ánh sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật, sự hình thành biofloc và sự phát triển của tôm.

John (2013) nghiên cứu hệ thống biofloc trong nuôi trồng thủy sản cho rằng cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và tảo cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc. Cường độ ánh sáng là yếu tố quyết định đến khả năng quang hợp của tảo và các hoạt động sống của các nhóm sinh vật quang tự dưỡng nên cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sinh khối sơ cấp và quá trình hình thành biofloc của bể nuôi (Avnimelech, 2015).

Theo Lê Quốc Việt và ctv. (2016), khi che tối hoàn toàn, hạt biofloc có kích cỡ nhỏ, mật độ vi khuẩn tổng thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức có ánh sáng. Với cường độ ánh sáng 6.266-6.312 lux để nuôi tôm thẻ chân trắng, tốc độ tăng trưởng (4,03 %/ngày), tỷ lệ sống (58,9%), sinh khối của tôm nuôi đạt kết quả cao nhất (1,8 kg/m3) và ngược lại ở nghiệm thức che tối hoàn toàn thì tôm thẻ sẽ có tỷ lệ sống và tăng trưởng thấp nhất.

Nghiên cứu này của  Dương Thiên Kiều, Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo và Phạm Văn Đầy, 2018 được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra vai trò của cường độ ánh sáng đến tăng trưởng của tôm càng xanh giống ương trong hệ thông biofloc.

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các mức che lưới khác nhau (1) không che lưới, (2) che một lớp lưới, (3) che hai lớp lưới và (4) che ba lớp lưới. Bể ương tôm có thể tích 500 lít, tôm giống có khối lượng 0,006 g/con, mật độ 1.000 con/m3, độ mặn 5‰, sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỷ lệ C/N=15.

Kết quả

Kết quả phân tích thống kê cho thấy mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio ở nghiệm thức không che lưới cao nhất lần lượt là 111±16,3x103 CFU/mL, 0,82±0,05x103 CFU/mL và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức có che lưới. Mật độ vi khuẩn tổng (13,3±1,63x103 CFU/mL) và Vibrio (0,11±0,01x103 CFU/mL) ở nghiệm thức che ba lớp lưới là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ sống trung bình của tôm càng xanh sau 30 ngày ương dao động từ 39,8-97,3%, trong đó, tỷ lệ sống trung bình ở nghiệm thức không che lưới (91,5±5,33%) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức có che lưới và thấp nhất là nghiệm thức che 3 lớp lưới (47,9±7,04%).

Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm dao động trong khoảng thích hợp cho sự phát triển trong ương tôm giống. Cường độ ánh sánh khác nhau giữa các nghiệm thức có ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương tôm giống.

Với cường độ ánh sáng trung bình (7.575±514 lux), dao động 246 - 18.570 (lux) , nghiệm thức không che lưới cho tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (3,37±0,18 %/ngày), tăng trưởng khối lượng tương đối (11,4±0,62 %/ngày) và tỷ lệ sống (91,5±5,33%) là tốt nhất so với các nghiệm thức có che lưới.

Ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc ở độ mặn 5‰ với cường độ ánh sáng trung bình là 7.575±514 lux (không che lưới) và mật độ 1.000 con/m3 có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất.  Nghiên cứu này nên được mở rộng trong điều kiện thực tế ở các quy mô nông hộ.

Trích dẫn: Dương Thiên Kiều, Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo và Phạm Văn Đầy, 2018. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giống ương theo công nghệ biofloc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy


Đăng ngày 15/11/2018
TCKH
Kỹ thuật

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 09:02 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:02 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 09:02 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:02 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:02 14/01/2025
Some text some message..