Áp dụng công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả trong nuôi tôm

Mới đây, tại diễn đàn khoa học và công nghệ phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở các tỉnh miền Trung do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức. Một số cơ sở sản xuất, các nhà khoa học đã chia sẻ các mô hình áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, đạt hiệu quả cao và cách quản lý tốt ao nuôi, hạn chế dịch bệnh…

Áp dụng công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả trong nuôi
Áp dụng công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả trong nuôi
Ông Lê Minh Chính, Công ty TNHH NTTS Chính Mỹ (Khánh Hòa): Ương giống tôm trên bể theo công nghệ biofloc.

Quy trình ương tôm tại Chính Mỹ:

Giai đoạn 1 trong bể bạt có diện tích 80m2 (từ PL 12-27, tương ứng 15 ngày) với mật độ từ 7.500-12.500 con/m2. Nguồn nước cấp cho bể ương được bơm từ ao chứa, kiểm tra độ kiềm trong nước đảm bảo trên 120mg/l, nếu thấp hơn thì sử dụng bicacbonat (soda lạnh - NaHCO3) để nâng độ kiềm. Trước thả giống từ 3-5 ngày, tiến hành gây màu nước hay đánh vi sinh cho bể ương. Mật độ cao của vi khuẩn dị dưỡng trong môi trường nuôi sẽ giúp chúng chiếm ưu thế, thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành biofloc. Sau 15 ngày tôm ương đạt tỉ lệ sống từ 90-95%, trọng lượng 0,4-0,5g/con, chiều dài từ 25-30mm, sau đó được chuyển qua ao nuôi giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Ao nuôi có diện tích khoảng 1.500-1.600m2 được cải tạo, cấp nước gây màu nước giống như giai đoạn 1 nhưng khác về lượng và thời gian từ 3-5 ngày. Vào ngày thứ 12, tiến hành đảo nước, hạ mực nước trong bể xuống 10cm, sau đó cấp bù lại nước mới vào bể bằng lượng nước ban đầu. Ngày thứ 13, tiến hành hạ mực nước xuống 20cm và làm tương tự như ngày thứ 12. Ngày thứ 14 tiếp tục hạ mực nước xuống 30cm và làm tương tự như các ngày trước. Đến ngày thứ 15, tiến hành xả hết tôm xuống ao nuôi, thời gian sang tôm trước khi mặt trời mọc, tốt nhất từ 5-6 giờ sáng. Mỗi khi chuyển tôm như vậy, cần quan sát lượng tôm sang ao để điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn ở bể ương và cả ao nuôi.

Việc ương tôm trên bể theo công nghệ biofloc có nhiều lợi thế hơn quy trình nuôi truyền thống như dễ kiểm soát môi trường, kiểm soát chất lượng nước tốt hơn và kiểm soát cả mầm bệnh. Ban đầu tôm tăng trưởng chậm nhưng khi chuyển qua giai đoạn tăng trưởng bù sau 20-25 ngày thì phát triển nhanh, tỉ lệ tôm sống cao, chi phí sản xuất thấp hơn từ 10-20% so với nuôi truyền thống, số vụ nuôi trong năm từ 3-4 vụ. Nhìn chung, quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo 3 giai đoạn kết hợp công nghệ biofloc có nhiều ưu điểm nổi bật về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Tuy nhiên, để công nghệ nuôi này hoàn thiện hơn, người nuôi nên bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên gồm copepoda, artemia giúp tôm có hệ tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, hấp thu hiệu quả thức ăn. Bể ương thay vì đặt ngoài trời dưới mái che lưới lan, người nuôi nên đặt trong nhà, giúp tôm tăng trưởng bình thường vào mùa mưa, giúp kiểm soát được nhiệt độ, phòng ngừa một số bệnh gây ra cho tôm nuôi. Để giảm chi phí, người nuôi có thể sử dụng bể dài (1x25x1m) âm dưới đất hoặc dùng bao cát xếp chồng lót bạt HDPE.

Ông Nguyễn Trần Thọ, Công Ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Trúc Anh (Bạc Liêu): Quy trình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn

Hệ thống ao nuôi của quy trình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn gồm ao lắng thô (chiếm 20% diện tích), ao lắng tinh (29% diện tích), ao ương (1% diện tích), ao nuôi (30% diện tích), ao xả thải (10% diện tích) và công trình phụ (10% diện tích). Với quy trình này, ở giai đoạn đầu, tôm được nuôi trong nhà lưới 20-30 ngày nhằm tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác từ bên ngoài. Lúc này, môi trường ao nuôi được kiểm soát chặt chẽ nhờ quản lý được nguồn gốc tôm giống, thức ăn, chế phẩm sinh học sẽ hạn chế hội chứng tôm chết sớm (hội chứng EMS, thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi). Tôm giống được thả nuôi ở ao ương với mật độ 1.500-3.000 con/m2. Khi tôm có trọng lượng 1,5-2g/con, chuyển sang giai đoạn 2 ở ao nuôi liền kề, mật độ 200-300 con/m2. Trước khi chuyển tôm 3 ngày, cần vệ sinh và lấy nước vào ao nuôi, chạy quạt và hệ thống oxy đáy 24/24 giờ. Ủ 0,5kg Ta-Pondpro và 10kg mật đường cho 1.000m2 tạt đều trong ao từ 8-9 giờ sáng, tiếp tục đánh xuống ao 10kg khoáng N79 lúc 8-9 giờ tối. Quy trình xử lý ao nuôi được làm liên tục từ 2-3 ngày, sau đó tiến hành cấp nước vào ao và sang tôm lúc sáng sớm để tránh tôm bị sốc do ảnh hưởng nhiệt độ…

Với quy trình này, trong quá trình nuôi không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh, hóa chất gì, mà chỉ dùng chế phẩm sinh học. Quy trình này cũng không thay nước hoặc thay nước rất ít, chỉ châm bù nước. Song song với quy trình này cần sử dụng các loại thiết bị hiện đại như máy cho ăn tự động, máy sục oxy đáy, quạt nước… nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và công lao động. Bộ NN-PTNT cần có sự hỗ trợ đối với các mô hình đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật được tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm cải tiến, tối ưu quy trình mang lại hiệu quả cao nhất; tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững.

Ông Đặng Hoàng Giang Sen. (Viện nghiên cứu NTTS III): Quản lý tốt môi trường vùng nuôi

Hiện cả nước có gần 99.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó có một số tỉnh khu vực miền Trung có diện tích thả nuôi lớn như Bình Thuận (28%), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%), Thừa Thiên - Huế (14%)… Sự phát triển này là nhờ công nghệ nuôi tôm thâm canh ít thay nước, công nghệ biofloc. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiện gặp nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, áp lực về môi trường, phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên tôm nuôi và việc sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ thực trạng trên đã phát sinh nhiều vấn đề tại một số vùng nuôi như ô nhiễm môi trường ao nuôi, ô nhiễm môi trường biển ven bờ, cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ…

Để phát triển nghề nuôi tôm trên cát ở khu vực miền Trung bền vững hơn, các địa phương cần đánh giá lại tính hiệu quả và có chính sách phát triển phù hợp song song với công tác bảo vệ môi trường. Các địa phương cần tổ chức lại sản xuất trong nuôi tôm, ưu tiên các mô hình áp dụng những tiến bộ KH-CN, thu hút các đơn vị sản xuất giống tôm đạt chất lượng cao, nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên môn và đội ngũ làm công tác quan trắc cảnh báo môi trường. Đặc biệt, các địa phương cần hoàn thành công tác quy hoạch, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại các vùng nuôi, quản lý vùng nuôi thật tốt, tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương mình. Các tỉnh cũng cần xây dựng và có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đồng thời phát huy vai trò tổ tự quản, tổ quản lý cộng đồng. Địa phương cần phối hợp với cơ quan chuyên môn để tập huấn cho người nuôi về kỹ thuật nuôi tôm trên cát, phổ biến và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao nhằm tạo ra sản phẩm nuôi trồng thủy sản sạch để phát triển bền vững.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 15/08/2018
Anh Ngọc (Ghi)
Nuôi trồng

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 10:15 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:15 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 10:15 23/09/2023

Sinh nhật 2 tuổi Sàn thương mại điện tử dành cho ngành thủy sản - eShop

Quý khách hàng có thể tận hưởng và lan tỏa niềm vui mua sắm các sản phẩm về thủy sản đến các bạn nuôi xung quanh với loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu, miễn phí vận chuyển cho đơn dưới 22kg, cùng các cơ hội trúng thưởng lớn, voucher lên đến 200,000đ từ eShop.

Sinh nhật Farmext eShop
• 10:15 23/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 10:15 23/09/2023