Astaxanthin tối ưu trong thức ăn tôm He Nhật Bản

Nghiên cứu nhằm tìm ra hàm lượng Astaxanthin tối ưu cho tôm He Nhật Bản và tạo cơ sở cho việc bổ sung Astaxanthin trên những loài tôm khác như tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Astaxanthin tối ưu trong thức ăn tôm He Nhật Bản
Astaxanthin. Ảnh: alicdn

Astaxanthin (Ax) là một carotenoid, sắc tố này từ lâu được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và cả trong thức ăn thủy sản. Astaxanthin vừa là sắc tố quan trọng vừa đóng vai trò là chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe vật nuôi, do đó chúng được xem là chất kích thích miễn dịch, cần thiết bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản. Nấm men Phaffia rhodozyma và vi tảo lục Haematococcus pluvialis được xem là hai nguồn giàu astaxanthin trong tự nhiên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng astaxanthin được sử dụng như một thực phẩm bổ sung trong công thức thức ăn của động vật thủy sản (ĐVTS) qua đó thúc đẩy tăng sản lượng và chất lượng giống, kích thích tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chịu stress và kháng bệnh qua đó tăng tỉ lệ sống. 

Tuy nhiên, hàm lượng Astaxanthin bổ sung vào thức ăn tôm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng nuôi, giai đoạn phát triển, … Trong nghiên cứu này nhằm khảo sát hàm lượng Ax bổ sung vào thức ăn phù hợp với tôm he (Marsupenaeus japonicus) giai đoạn ấu trùng và post.

 

Hình 1: Tôm he Nhật Bản (M. japonicus)

Thí nghiệm hàm lượng Ax bổ sung vào thức ăn nhằm đánh giá tỉ lệ sống (SR), giai đoạn phát triển (DS), tỉ lệ chuyển post (PL), chiều dài tổng (TL) và khả năng chổng chịu formaline stress (LT50) của ấu trùng tôm he.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ấu trùng tôm he được bố trí với mật độ 100 ấu trùng/L, hệ thống thí nghiệm được thiết kế như trong Hình 2. Giai đoạn 2, thí nghiệm được tiến hành trong 30 ngày với tôm post nhằm đánh giá việc bổ sung Ax vào thức ăn lên tăng trưởng, LT50, và chỉ số CMI (cumulative mortality index) khi gây sốc trong độ mặn. Hàm lượng Ax bổ sung vào thức ăn cho ấu trùng và tôm post được trình bày trong Bảng 1. 


Hình 2: Thí nghiệm với ấu trùng tôm he

Bảng 1: Hàm lượng Astaxanthin (Ax) bổ sung vào thức ăn tôm he giai đoạn ấu trùng và post


Thí nghiệm trên tôm tiền trưởng thành bao gồm 6 nghiệm thức với sự dao động của hàm lượng Ax bổ sung vào thức ăn được trình bày trong Bảng 2. Ảnh hưởng của Ax lên tôm he được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng, giá trị LT50, và sắc tố của tôm sau 60 ngày thí nghiệm.

Tôm he tiền trưởng thành được bố trí trong bể 60 -80 L, với mật độ 10 con/bể. Thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi hàng ngày, hệ thống nước chảy tràn đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày.

Bảng 2: Hàm lượng Astaxanthin (Ax) bổ sung vào thức ăn tôm he giai đoạn tiền trưởng thành


Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng tôm ăn thức ăn có bổ sung Ax cho SR, DS, PL, TL và LT50 cao hơn so với đối chứng (CT), đặc biệt cao nhất ở nghiệm thức D200 khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm post bao gồm: trọng lượng cuối cùng (FBW), tăng trọng (WG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của tôm ở các nghiệm thức D50, D100, D200, D400, và D800 cao hơn so với CT, cao nhất ở nghiệm thức D100 và D200 (P<0,05). LT50 cao nhất và chỉ số CMI thấp nhất ở nghiệm thức D100 và D200, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (P<0,05); tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại.

Kết quả thí nghiệm trên tôm tiền trưởng thành cho thấy tôm ở nghiệm thức D4 và D8 tăng trưởng nhanh hơn so với tôm ở nghiệm thức CT (P<0,05). Giá trị LT50 của tôm ở nghiệm thức D2, D4, và D8 cao hơn so với tôm ở nghiệm thức CT, D12, và D16 (P<0,05). Màu sắc của tôm được đánh giá sau khi luột tôm và đo bằng máy đo sắc tố, kết quả cho thấy Ax hoạt động như một carotein tạo sắc tố trên tôm. Màu sắc của tôm tăng cùng với sự tăng hàm lượng Ax bổ sung vào thức ăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung Astaxanthin tôm he Nhật bản (M. japonicus). Hàm lượng tối ưu của Ax khác nhau ở từng giai đoạn của tôm: đối với giai đoạn ấu trùng và post hàm lượng Ax nên bổ sung từ 100 – 200 ppm, đối với giai đoạn tiền trưởng thành hàm lượng Ax nên bổ sung vào thức ăn dao động từ 400 – 800 ppm. 

Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm đang được chú trọng phát triển, các hướng phát triển tập trung vào tăng diện tích nuôi tôm, ứng dụng các mô hình nuôi tiên tiến nhằm tăng sản lượng tôm như: mô hình nuôi tôm siêu thâm canh lót bạc, mô hình nuôi tuần hoàn trong nhà. Sự phát triển của các mô hình nuôi phải hướng đến tăng cả về số lượng lẫn chất lượng tôm nuôi để đảm bảo phát triển bền vững ngành tôm. Do đó việc bổ sung Astaxanthin cho tôm được xem là một trong những giải pháp cần thiết và hiệu quả vừa tăng sức đề kháng vừa đảm bảo màu sắc và chất lượng thịt tôm.


Đăng ngày 27/03/2018
HUỲNH NHƯ
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:40 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:40 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:40 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:40 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:40 16/11/2024
Some text some message..