Australia công bố quy trình kiểm tra chặt hàng thủy sản của Việt Nam

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa nhận được thông báo quy định của Australia về tần suất kiểm tra lô hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Australia của Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia.

chế biến tôm
Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Theo đó, Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia-New Zealand đã phân loại thực phẩm nhập khẩu vào Australia theo nhóm sản phẩm: bao gồm nhóm sản phẩm rủi ro và nhóm sản phẩm giám sát và chế độ kiểm tra nhập khẩu tương ứng theo từng nhóm.

Nhóm sản phẩm thủy sản rủi ro: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giáp xác luộc/tôm, cá thu/cá ngừ, cá đã chế biến và ăn liền, thủy sản phối trộn.

Tỷ lệ kiểm tra ban đầu của nhóm sản phẩm rủi ro là 100% các lô hàng. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 25%. Nếu 20 lô hàng liên tiếp sau đó đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 5%. Nếu có bất kỳ lô nào không đạt yêu cầu thì sẽ quay lại tỷ lệ kiểm tra 100% như lúc đầu.

Nhóm sản phẩm thủy sản giám sát bao gồm: cá, bột cá tươi, ướp lạnh, đông lạnh, khô, ướp muối; cá mòi, cá hồi và sản phẩm dạng mắm từ cá đã sơ chế, bảo quản hoặc đóng hộp. Nhóm sản phẩm thủy sản cần giám sát thứ hai là cá/giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh) có nguồn gốc nuôi trồng.

Tần suất kiếm tra nhóm thủy sản giám sát theo tỷ lệ kiểm tra ban đầu là 5%. Nếu có lô hàng vi phạm, tỷ lệ kiểm tra sẽ là 100%. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 5%.

Như vậy, theo quy định của Australia, việc dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thủy sản của các doanh nghiệp bị cảnh báo hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra nhập khẩu đối với các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp./.

Vietnam+, 21/07/2016
Đăng ngày 22/07/2016
Thanh Tâm
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:10 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:10 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:10 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:10 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:10 25/11/2024
Some text some message..