Australia phản đối đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi của Nhật Bản

Ngày 2/8, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã kêu gọi các quốc gia lên tiếng yêu cầu Nhật Bản dừng đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi toàn cầu.

Australia phản đối đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi của Nhật Bản
Cá voi sau khi bị đánh bắt được đưa lên boong tàu của Nhật Bản ở ngoài khơi vùng biển Nam Cực. (Ảnh: EPA/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Australia tuyên bố sẽ phản đối kịch liệt mọi nỗ lực của Nhật Bản thúc đẩy việc gỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi toàn cầu, hiện đã duy trì trong suốt 30 năm qua. 

Australia kêu gọi các quốc gia có chung tư tưởng hãy cùng hành động để ngăn cản tiến trình này. 

Mới đây nhất, Cơ quan Thủy sản Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn thu xếp một cuộc gặp mặt với Ủy ban Cá voi quốc tế (IWC) vào tháng Chín tới, với ý định yêu cầu xem xét ban hành một danh sách mở rộng số loài cá voi được phép đánh bắt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. 

Ngoại trưởng Australia J. Bishop cho rằng việc lợi dụng những thay đổi về quy chế bỏ phiếu và các điều khoản thiết lập giới hạn khai thác thủy sản để đề xuất tháo dỡ lệnh cấm đánh bắt cá voi thương mại, được gọi dưới cái tên là đánh bắt phục vụ "nghiên cứu khoa học," là không chấp nhận được.

Bà Bishop nhấn mạnh Australia sẽ tiếp tục chống lại mọi hình thức đánh bắt cá voi trên toàn thế giới. Australia cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bảo vệ môi trường chống lại tiến trình này. 

Trong tuyên bố chung với Bộ trưởng Môi trường Australia Josh Frydenberg, bà Bishop khẳng định: "Australia sẽ không dừng lại cho đến khi đề xuất cho phép đánh bắt cá voi chấm dứt." 

Chính phủ Australia cũng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa án Tư pháp Quốc tế năm 2014 cho rằng chương trình đánh bắt cá voi Nam Đại Dương của Nhật Bản không nhằm dành cho mục đích nghiên cứu khoa học. 

Australia kêu gọi các quốc gia khác cùng nhau giám sát chặt chẽ hơn nữa các chương trình đánh bắt cá voi của Nhật Bản, hiện đang thực hiện tại Bắc Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

TTXVN
Đăng ngày 02/08/2018
Việt Nam+
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:00 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 10:00 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 10:00 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:00 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 24/04/2024