Axit hóa thức ăn giúp cải thiện dinh dưỡng ở cá

Tối ưu hóa thành phần thức ăn là vấn đề cơ bản để tối đa hóa hiệu quả và năng suất tăng trưởng của cá trong nuôi trồng thủy sản bền vững.

thức ăn thủy sản
Axit hóa thức ăn có ý nghĩa đối với các loài nuôi trồng thủy sản. Ảnh deheus

Bất cứ loài động vật nào cũng vậy, không riêng gì cá, quá trình tiêu hóa phải diễn ra thì mới hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Từ đó cá mới phát triển và có năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của chúng. 

Axit hóa thức ăn có lợi không?

Axit hóa thức ăn có ý nghĩa đối với các loài nuôi trồng thủy sản dạ dày đơn, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu vào giàu protein và việc hấp thụ một cách toàn diện các thành phần đắt tiền này. Chu trình tiết axit trong quá trình tiêu hóa và tiêu hao năng lượng chủ yếu thông qua sự di chuyển phụ thuộc ATP của H+ đến dạ dày, song, thông qua việc phục hồi cân bằng axit-bazơ và bài tiết lượng HCO3 dư thừa trong máu qua mang.

Sự bài tiết axit đến dạ dày và sự phục hồi từ thủy triều kiềm trong máu liên quan (tăng pH máu và HCO3 sau khi tiêu thụ bữa ăn) góp phần vào tiêu hao năng lượng cho quá trình tiêu hóa ở cá. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm giả thuyết rằng việc tăng độ axit trong khẩu phần thức ăn viên cho cá sẽ làm giảm tiết axit dạ dày, giảm kiềm sau ăn, tiêu hóa năng lượng và tăng cường hiệu quả chuyển hóa thức ăn cho quá trình tăng trưởng.

Axit hữu cơ và vô cơ 

Axit nói chung là các hợp chất hóa học có khả năng trung hòa một bazơ. Các axit vô cơ cũng hiện diện trong tự nhiên tương tự axit hữu cơ, nhưng chúng được tìm thấy với hàm lượng rất nhỏ, trừ khi được cô đặc bằng các phương pháp công nghiệp. Ví dụ, hai axit vô cơ phổ biến là acid phosphoric và axit clohidric. Axit đầu tiên người ta thường sử dụng để chế biến nhiều loại soda khác nhau, trong khi axit thứ hai có trong dịch tiết từ dạ dày của động vật.

Axit vô cơ là axit mạnh vì chúng có thể gây hại nếu không được pha loãng. Ví dụ, acid hydrocloric khi pha loãng có thể uống được và không hại dạ dày, nhưng nếu axit này ở trạng thái cô đặc, khi uống vào sẽ gây thủng dạ dày.

Rõ ràng là việc sử dụng axit vô cơ tạo ra những nguy cơ đáng kể về an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất. Do đó, chúng được sử dụng khá hiệu quả như một chất tẩy uế và thường không được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Nghiên cứu mới trên cá chẽm

cá chẽm
Cá chẽm là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Ảnh claygullyoutfitters

Các nhà nghiên cứu ở Úc đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của ba chế độ ăn có độ axit khác nhau đối với sự tăng trưởng, sinh lý và chi phí năng lượng liên quan đến tiêu hóa ở cá chẽm non (Lates calcarifer). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chế độ ăn axit hóa ở cá chẽm làm giảm nhu cầu tiết axit nội sinh ở dạ dày, ngăn ngừa kiềm trong máu cá sau ăn và giảm tổng chi phí năng lượng cho quá trình tiêu hóa khoảng 45%. Điều này dẫn đến cải thiện 14% trong việc chuyển đổi thức ăn cho quá trình tăng trưởng của cá trong 14 ngày.

Tuy nhiên, những cải thiện quan sát được về hiệu quả sử dụng thức ăn đã giảm dần theo thời gian. Vào ngày 28, không có sự cải thiện trong việc chuyển đổi thức ăn thành sự phát triển của cá được nuôi bằng chế độ axit hóa thức ăn. 

Hướng nghiên cứu cho tương lai

Câu hỏi đặt ra là không biết liệu axit hóa bữa ăn có ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của bữa ăn hoặc làm thay đổi protein theo cách có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hoặc thu nhận chất dinh dưỡng trong ruột của cá hay không?

Một trong những câu trả lời có thể đến từ các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi. Các axit hữu cơ hoặc muối axit đã được nghiên cứu và báo cáo trong các ấn phẩm trong hơn nửa thế kỷ qua về dinh dưỡng động vật. Bổ sung vào chế độ ăn các axit hữu cơ làm giảm độ pH trong dạ dày góp phần kích thích sự hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, do đó có thể cải thiện khả năng tiêu hóa protein và giảm tỷ lệ rỗng. Nó cải thiện hơn nữa quá trình tiêu hóa protein bằng cách tăng tốc độ phân giải protein của các phân tử protein lớn. 

Nhìn chung, tương lai các nghiên cứu mới nên thực hiện điều tra sự kết hợp giữa axit hóa và làm mềm viên thức ăn để hiểu rõ hơn về quy cách những yếu tố này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong cá và thử nghiệm trên nhiều loại thủy sản khác nhau. 

Đăng ngày 16/03/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:46 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:46 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:46 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:46 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:46 18/11/2024
Some text some message..