Bà Rịa Vũng Tàu: Hiệu quả nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1

Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 trên diện tích 1.000m2.

Thu hoạch cá lát lát
Thu hoạch cá lát lát và cá chép

Cá giống được đặt mua ở địa chỉ tin cậy, con giống có chất lượng tốt (màu sắc tươi sáng, cá khỏe mạnh, không bị dị dạng, không bị trầy xước, không có dấu hiệu bệnh), kích thước giống 8 – 10 cm. Để khắc phục tình trạng ăn thịt lẫn nhau thì phải thả con giống cá chép V1 có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn con giống cá thát lát còm. Mật độ thả: Cá thát lát còm: 10 con/m2; Cá chép V1: 0,5 con/m2. Tổng số cá thát lát còm là 10.000 con và tổng số cá chép V1 là 500 con.

Sau khi thả cá giống từ 12 – 24 giờ, tiến hành cho cá ăn. Thức ăn của cá là cá tạp xay nhuyễn với khẩu phần ăn từ 10% - 12% so với khối lượng cá thả. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (buổi sáng: 7 – 8h; buổi chiều: 17 – 18h). Trong khi cho ăn thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp (tránh tình trạng cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn) bằng cách: Thức ăn sau khi xay nhuyễn được vắt cục rồi bỏ vào sàn ăn đã được bố trí ở nơi cố định, có cầu công tác thuận tiện cho việc cho cá ăn.

Theo dõi thời gian cho cá ăn trong khoảng 45 phút, nếu sau 45 phút cá chưa ăn hết lượng thức ăn đã cung cấp thì số thức ăn còn lại là thức ăn thừa và cần điều chỉnh giảm ngay bữa sau; ngược lại trong khoảng 45 phút cá đã ăn hết lượng thức ăn đã cung cấp thì cần tăng lương thức ăn ngay bữa sau, lượng thức ăn tăng trong bữa sau khoảng 5% so với lượng thức ăn cung cấp trong bữa đó.

Phương pháp nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 rất hiệu quả, có thể áp dụng ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nguồn nước ngọt chủ động. Hơn nữa, việc nuôi ghép giữa cá thát lát còm với cá chép V1 là giải pháp tăng hiệu quả kinh tế từ việc giảm đáng kể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất, vi sinh để phòng - trị bệnh và xử lý môi trường do tận dụng tập tính dinh dưỡng của cá chép và tăng sản lượng (cá chép V1) trên cùng một đơn vị diện tích.

Kết quả, sau thời gian nuôi 7 tháng khi cá thát lát còm đạt kích cỡ 3 con/kg, cá chép V1 đạt kích cỡ 1 kg/con. Theo tính toán của chủ hộ nuôi: so với mô hình nuôi đơn cá thát lát thì ngoài việc thu được lợi nhuận (trên 100 triệu) từ cá thát lát còm ra còn giảm được đáng kể chi phí thuốc, hóa chất, vi sinh phòng trị bệnh và cải thiện môi trường ao nuôi, tăng thêm sản lượng cá chép V1 (tính cho 1.000m2) khoảng 450 kg thì thu nhập tăng thêm trên 40 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí con giống, thức ăn.

Khuyến Nông VN, 28/11/2013
Đăng ngày 30/11/2013
Đoàn Văn Nam - TTKNKN Bà Rịa Vũng Tàu
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 03:36 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 03:36 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 03:36 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 03:36 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:36 20/11/2024
Some text some message..