Bạc Liêu: Chưa tìm được nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, đến cuối tháng 6/2015, toàn tỉnh đã có hơn 10.000 ha tôm chết. Có một số nơi tôm chết chiếm gần 40% diện tích thả nuôi.

Mô hình tôm quảng canh
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (nguồn: web)

Tại huyện Hòa Bình, trong 6 tháng qua, toàn huyện thả giống được 3.800 ha thì có 600 ha thiệt hại. Một số nhà khoa học cho rằng tôm chết là do hoại tử gan tụy. Tuy nhiên, một số viện, trường khẳng định nguyên nhân tôm chết ở huyện Hòa Bình là do thuốc bảo vệ thực vật. Song có hộ nuôi không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà tôm vẫn chết. Vì vậy, người nuôi tôm đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các viện, trường xác định đúng nguyên nhân để ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả.     

Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, cho rằng diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh diễn biến bất thường, tôm chết quá nhiều trong những tháng đầu năm 2015 không rõ nguyên nhân, dẫn đến hệ quả các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu kéo dài. Từ đó, cho thấy vụ tôm năm 2015 là một vụ mùa đầy khó khăn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn quyết tâm không để sụt giảm giá trị sản xuất nông nghiệp.     

Đứng trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Khái đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần gấp rút chuẩn bị các điều kiện cho mô hình nuôi trồng thủy sản sạch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng tôm giống, thuốc thú y và thức ăn thủy sản. Đồng thời xây dựng tiêu chí về trại sản xuất giống thủy sản - xem như một ngành sản xuất có điều kiện. Ông Khái khẳng định cơ sở nào không đủ điều kiện đề nghị loại bỏ. Sắp tới, tỉnh sẽ xây dựng từ 1 - 2 trung tâm sản xuất tôm giống có tầm cỡ khu vực đặt tại Bạc Liêu.     

Ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu xác định, trong 6 tháng cuối năm 2015, nhiệm vụ quan trọng là tham gia cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xác định nguyên nhân tôm chết; khuyến cáo nông dân dùng những sản phẩm chính thống có công bố tên sản phẩm rõ ràng để cải tạo môi trường ao tôm. Đối với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải dự báo cho được diễn biến tình hình để có giải pháp phù hợp. Những doanh nghiệp kinh doanh vật tư đầu vào cho nông dân mà sản phẩm kém chất lượng, hàng giả… phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phải đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm quảng canh ở vùng Bắc Quốc lộ 1A đặt trong điều kiện thời tiết không đảm bảo, không đủ nước mặn nhưng tôm vẫn sống.    

Con tôm là một mặt hàng đóng góp đến 80% giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm của Bạc Liêu. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề nghị Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với các huyện xúc tiến thực hiện đề tài “Nghiên cứu làm tăng năng suất nuôi trồng thủy sản ở vùng Bắc Quốc lộ 1A”. Các mô hình vùng Bắc Quốc lộ chủ yếu nuôi tôm quảng canh, kết hợp nhiều loài thủy sản để bổ sung sản lượng tôm nguyên liệu và nâng cao thu nhập cho nông dân trong lúc vùng Nam (chuyên tôm) xảy ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm hoành hành. Thực tế cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, sở dĩ tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh thiệt hại nghiêm trọng nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh không giảm là nhờ mô hình nuôi tôm quảng canh các nơi trong tỉnh đều trúng đậm, nuôi trồng thủy sản tăng 2% so với cùng kỳ./.  

Khuyến Nông Việt Nam/TTXVN, 10/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Cao Thăng
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 00:41 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 00:41 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 00:41 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:41 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 00:41 24/12/2024
Some text some message..