Bạc Liêu: Hướng đến mô hình sinh học trong nuôi tôm

Bạc Liêu là tỉnh cung cấp nguồn tôm nguyên liệu lớn, xuất khẩu tôm trọng điểm của cả nước. Để bảo đảm chất lượng tôm thương phẩm Bạc Liêu đang hướng tới nhiều mô hình nuôi tôm theo xu hướng bền vững.

Bạc Liêu: Hướng đến mô hình sinh học trong nuôi tôm
Người dân xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) vệ sinh ao nuôi trước khi thả tôm giống. Ảnh: C.L

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi tôm

Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Chính phủ, Bạc Liêu đã và đang phát triển nhiều mô hình nuôi, nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhiều cách làm mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, kinh tế của nông hộ, nhất là ứng phó với thời tiết cực đoan, tiết kíệm chi phí đầu vào, hạn chế bệnh dịch. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã áp dụng những mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như: nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín, nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP... Đồng thời thực hiện liên kết chuỗi VSATTP trong nuôi trồng thủy sản trên 300ha với hơn 180 hộ nông dân tham gia. Tôm nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo VSATTP luôn có giá bán cao hơn các hộ nuôi đại trà từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Năm 2018, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác toàn tỉnh đạt 341,262 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 606 triệu USD, tăng 14% so với năm 2017 và tăng gấp 10 lần so với năm 1997, trong đó chủ yếu là mặt hàng tôm đông lạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nghề nuôi tôm vẫn đang phải đối mặt với nhiều trở lực, thách thức. Tình trạng lạm dụng các loại kháng sinh, hóa chất cấm dẫn đến tồn dư lượng hóa chất trong tôm thương phẩm vẫn thường xuyên diễn ra. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhận định: “Nhiều người nuôi dùng thuốc trị bệnh hoặc ngừa bệnh trên tôm nhưng do sử dụng không đúng cách đã gây tác hại cho tôm và môi trường ao nuôi. Do đó, muốn nuôi tôm đạt hiệu quả cao, phải nuôi đúng kỹ thuật. Người nuôi phải quản lý tốt môi trường ao nuôi, kết hợp áp dụng công nghệ vi sinh đúng phương pháp mới đạt được hiệu quả kinh tế”.

Hướng đến mô hình sinh học

Theo quy hoạch, giai đoạn từ năm 2021 - 2025 Bạc Liêu có hơn 141.000ha tôm nuôi, tốc độ tăng bình quân 0,38%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh 26.500ha; nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 4.000ha; tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp, tôm - rừng gần 70.000ha; tôm - lúa 41.000ha. Với quy mô sản xuất trên, ước tính sản lượng tôm nuôi đạt 251.000 tấn/năm, trong đó tôm sú 77.100 tấn, tôm thẻ chân trắng gần 170.000 tấn, tôm càng xanh 3.100 tấn và tôm tự nhiên 6.300 tấn. Sản lượng tăng đòi hỏi doanh nghiệp lẫn người nuôi tôm chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng.

Nuôi tôm theo xu hướng bền vững thì phải hạn chế sử dụng hóa chất, không sử dụng thuốc kháng sinh, và sử dụng chế phẩm sinh học được xem là lựa chọn thay thế tốt nhất. Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Trúc Anh (TP. Bạc Liêu) chia sẻ: “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - thâm canh, nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm trong nhà lưới, nhà kín, nuôi tôm trải bạt… sử dụng chế phẩm sinh học đang phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Ưu điểm của mô hình này là kiểm soát được thời tiết, không còn lệ thuộc vào thiên tai bất lợi; kiểm soát được mầm bệnh, nguồn nước; làm chủ khoa học - kỹ thuật… Lợi nhuận lại khá cao nên ngày càng có nhiều người áp dụng cách nuôi này”.

Nhằm giúp người nuôi giảm bớt rủi ro, nâng cao lợi nhuận, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Hướng dẫn bà con nuôi tôm theo hướng bền vững, đảm bảo VSATTP, quản lý tốt môi trường ao nuôi, bảo vệ diện tích đang nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản. Ngoài ra, tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các khu vực trọng điểm, cảnh báo bệnh nguy hiểm có thể xảy ra và đề xuất giải pháp khắc phục.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: “Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng vùng nuôi đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín như CoC, VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP để giúp bà con quản lý tốt ao nuôi tôm. Đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường và đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm tôm Bạc Liêu và hướng tới thị trường bền vững”.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 05/12/2018
Khôi Nguyên
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 02:35 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:35 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 02:35 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 02:35 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:35 06/12/2024
Some text some message..