Bạc Liêu: Phát hiện 32 vụ tôm chứa tạp chất, phạt trên 2 tỷ đồng

Ông Hà Văn Buôl- Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu cho biết, năm 2016, các cơ quan chức năng của tỉnh đã bắt trên 30 vụ tôm chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh.

tôm
Hành vi bơm tạp chất vào tôm được Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu kiến nghị cần bổ sung vào Bộ Luật Hình sự để xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa)

Theo Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, trong năm 2016, ngành đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành các cuộc kiểm tra ở nhiều địa bàn và phát hiện 32 trường hợp tôm có chứa tạp chất. Trong đó, các địa điểm bị phát hiện chủ yếu là tổ chức cho bơm tạp chất (chủ yếu là agar) vào tôm sú, thẻ,…

Đơn cử như ngày 27/7/2016, đoàn kiểm tra phát hiện tại nhà ông Lê Hoàng Nữa (xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai) tổ chức bơm tạp chất vào hơn 140 ký tôm. Cơ sở này bị phạt 70 triệu đồng.

Ngày 5/5/2016, ngành phát hiện tại nhà ông Ngô Việt Đức (xã Phong Thạnh, thị xã Giá Rai) tổ chức bơm tạp chất vào 403 ký tôm sú nguyên liệu. Tiếp đó, vào ngày 20/10/2010, ngành phát hiện phía ông Ngô Việt Đức vận chuyển trên 300 ký tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất. Chủ cơ sở này bị phạt gần 300 triệu đồng.

Trong quá trình kiểm tra, ngày 18/3/2016, ngành phối hợp cùng công an kinh tế cũng bắt quả tang 840 ký tôm sú có tạp chất đang vận chuyển qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Sau khi kiểm tra, số tôm sú này do ông Đỗ Chí Thiện (ngụ TP Cà Mau) làm chủ và ngành tiến hành phạt trên 22,5 triệu đồng.

Ngoài phát hiện các cơ sở tổ chức, vận chuyển, ngành chức năng cũng phát hiện 6 cơ sở thu gom trên 169 ký tôm sú lặt đầu và tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất trên địa bàn thị xã Giá Rai.

Qua thống kê của ngành thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, trong năm 2016, các cơ quan chức năng của tỉnh đã bắt 32 vụ, với 2,685.1 ký tôm có chứa tạp chất, và đã tiến hành xử phạt trên 2,1 tỷ đồng.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, tình hình bơm chích tạp chất vào tôm được xem là một vấn nạn của tỉnh trong thời gian qua. Do địa bàn rộng, các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản nằm rải rác khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở nằm ở vùng sâu vùng xa, địa bàn khó tiếp cận nên rất khó trong công tác phát hiện xử lý.

Ngoài ra, do vấn đề cung cầu, nguồn nguyên liệu khan hiếm, vì lợi nhuận cao nên một số doanh nghiệp đã ký cam kết nhưng chưa có quyết tâm “nói không với tạp chất”. Việc đưa tạp chất vào tôm được tổ chức tinh vi hơn, đối tượng vi phạm luôn tìm cách đối phó và sẵn sàng chống đối với lực lượng chức năng.

Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng, với hành vi bơm tạp chất vào tôm cần bổ sung vào Bộ Luật Hình sự thì mới có thể răn đe được các đối tượng vi phạm. “Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tiến hành tổ chức kiểm tra tất cả các nhà máy chế biến thủy sản trên phạm vi toàn quốc về việc thu mua tôm có chứa tạp chất và có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng này”, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu kiến nghị giải pháp.

Dân Trí
Đăng ngày 28/12/2016
Huỳnh Hải
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 16:43 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 16:43 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 16:43 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 16:43 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 16:43 25/04/2024