Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ảnh: Cù Hiền

Số liệu của Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Ban Quản lý Khu công nghệ cao), đến nay đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 với kinh phí 175 tỷ đồng. Gồm các hệ thống đường giao thông, kênh cấp và thoát nước, điện, cổng, hàng rào bao quanh. Việc này thực hiện theo Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu. 

Đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 theo Quyết định số 2560/QĐ-BNN-TCTS ngày 7/7/2020 của Bộ NN&PTNT với kinh phí 194,874 tỷ đồng. Gồm: Nhà quản lý, điều hành; Nhà kiểm nghiệm; nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; Khu xử lý nước thải tập trung và các công trình hạ tầng khác. Hợp đồng thi công xây dựng công trình ký ngày 27/6/2022, nay đã đạt khoảng 80% khối lượng, dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng giữa năm 2024. 

Công tác đầu tư xây dựng được Ban Quản lý Khu công nghệ cao phối hợp với Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh để thực hiện.  

Công tác tuyển chọn dự án đầu tư ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, đã chọn được 9 dự án của 9 doanh nghiệp. Việc thực hiện đầu tư theo Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 của UBND tỉnh Bạc Liêu. Các dự án thuộc 4 lĩnh vực: Trình diễn quy trình nuôi tôm kết hợp với thiết bị phụ trợ; Chế phẩm sinh học; Sản xuất tôm giống; Nghiên cứu sản xuất thức ăn tôm. Ban Quản lý Khu công nghệ cao làm thủ tục cho 9 doanh nghiệp thuê đất, đã giao đất cho 7 doanh nghiệp, đang chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp triển khai dự án.  

Kế hoạch của Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Lêu, năm 2024 nuôi tôm 142.269 ha, tổng sản lượng 278.500 tấn. Chú trọng phát triển nuôi siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh với 29.400 ha (tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 6.630 ha; tôm thẻ thâm canh 13.440 ha; tôm sú bán thâm canh 9.330 ha). Còn lại là tôm – lúa và nuôi quảng canh cải tiến kết hợp.  

Nhá tômBạc Liêu chú trọng phát triển nuôi siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh. Ảnh: Khai Sáng

Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh: “Năm 2024, đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu với nòng cốt là các tổ chức khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm của tỉnh. Phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 294.000 tấn/năm vào năm 2025; sản phẩm tôm chế biến công nghệ cao đạt chứng nhận an toàn thực phẩm của NAFIQAD, các tiêu chuẩn quốc tế và của từng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh hướng tới đạt chứng nhận của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để tôm Bạc Liêu đạt yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính”. 

Được biết, Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 coi trọng phát triển tôm công nghệ cao. Để thực hiện quy hoạch, Bạc Liêu đã có Phương án Phát triển ngành tôm tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. 

Bạc Liêu chủ trương tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi tôm để hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng. Khuyến khích mô hình nuôi ít thay nước phù hợp, nuôi đa tầng và đa loài, nhiều giai đoạn để hạn chế thiệt hại, tăng hiệu quả. Tỉnh đang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển mô hình trồng Rong biển kết hợp với nuôi tôm biển theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu” để làm cơ sở nhân rộng trong tỉnh. 

Mục tiêu bao trùm của Bạc Liêu: Xây dựng thành công nhãn hiệu “Tôm sạch Bạc Liêu” để nâng cao giá trị kinh tế con tôm và xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Để thực hiện có hiệu quả, Bạc Liêu cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT: “Sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện cơ sở nuôi và bảo vệ môi tường trong nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao”. 

Đăng ngày 28/03/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:17 26/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:24 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:13 24/04/2024

Nuôi tôm giảm phát thải từ nguồn gốc

Nuôi tôm-rừng và tôm-lúa có nhiều ưu điểm nhưng vẫn sinh ra khí CH4 tác động xấu tới môi trường và con tôm. Nên giảm phát thải từ nguồn gốc sinh ra là vấn đề trong nuôi tôm, qua chia sẻ của Tiến sỹ Lê Quang Huy là Phó tổng Bộ phận Tôm giống – Nuôi tôm – Công nghệ sinh học của Tập đoàn.

Nuôi tôm-lúa
• 10:26 22/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 17:27 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:27 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 17:27 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 17:27 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 17:27 27/04/2024