Bạch tuộc – thực phẩm tương lai

Khi nguồn cung cá trên thế giới giảm đi trong khi số lượng con người không ngừng tăng lên, có vẻ như bạch tuộc sẽ trở thành thức ăn đại trà lý tưởng cho những cái bụng đói của chúng ta.

Bạch tuộc
Bạch tuộc lớn nhanh, có nhiều thịt thơm ngon và được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Ảnh: upload.wikimedia.org

Vậy tất cả các trang trại bạch tuộc ở đâu? 

Điều chính cản trở việc nuôi bạch tuộc ở quy mô lớn là loài bạch tuộc thông thường - Octopus vulgaris - rất khó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là khi mới sinh ra. Sau khi nở, những con bạch tuộc đầu tiên tồn tại dưới dạng những sinh vật nhỏ bé được gọi là ấu trùng, trôi dạt xung quanh vùng thượng lưu đại dương trong những đám mây sinh vật phù du mà chúng kiếm ăn. Giai đoạn này- trước khi chúng trở thành những con trưởng thành hoàn chỉnh và đi xuống biển xa hơn - là giai đoạn khó tái tạo nhất trong nuôi trồng thủy sản. 

Cho bạch tuộc ăn đầy đủ trong hai tháng đầu đời là một thách thức. Ở thời kỳ này, bạch tuộc có thói quen kiếm ăn có tính chọn lọc cao, và tỷ lệ sống sót ở ngưỡng chấp nhận được là điều khó đạt được. 

Quy mô công nghiệp  

Giải pháp khả thi duy nhất là lấy bạch tuộc con tự nhiên đánh bắt trên biển về nuôi trong lồng bè nổi trên biển. Ngư dân bắt đầu với những cá thể nặng khoảng 800-gram và nuôi chúng cho đến khi chúng lớn hơn 2-3kg, cho nó ăn các loài giáp xác và cá có giá trị thấp trong khoảng thời gian ba hoặc bốn tháng. 

Đánh bắt bạch tuộcBạch tuộc con tự nhiên đánh bắt trên biển. Ảnh: VnExpress

Ở vùng tây bắc Tây Ban Nha, các hợp tác xã ngư dân nuôi bạch tuộc trong lồng bè trên biển. Họ bán chúng vào mùa cao điểm - giáng sinh và mùa hè – bạch tuộc với cân nặng có thể lên tới 10-12€ mỗi kg, gấp đôi giá thông thường. Cho đến nay, nghiên cứu đã cho phép các nhà sản xuất thủ công với quy mô nhỏ ở Vigo, Galicia đạt sản lượng chỉ 10 tấn mỗi năm. 

Khó khăn vẫn tồn tại 

Bạch tuộc nuôi trong trang trại vẫn chưa thành công về mặt thương mại vì hệ thống nuôi công nghiệp này phụ thuộc nhiều vào sự thành công của các vụ đánh bắt ban đầu. Nếu không có một vụ mùa tốt của những con bạch tuộc nhỏ hơn để phát triển trong lồng, kết quả cuối cùng sẽ luôn bị hạn chế.  

Trong 15 năm qua, Viện Hải dương học Tây Ban Nha (IEO) ở Vigo đã thực hiện các nghiên cứu quan trọng và thành công nhằm khắc phục các vấn đề trong việc nuôi trồng bạch tuộc, và hiện nay viện đang tập trung vào việc nuôi bạch tuộc theo vòng đời đầy đủ - từ khi nở đến khi đánh bắt. Trên thực tế, họ đã cố gắng hoàn thành việc nuôi trồng đầy đủ vòng đời của một số con bạch tuộc lần đầu tiên vào năm 2001. Thí nghiệm này đạt được sau khi sử dụng ấu trùng giáp xác sống được gọi là zoeae làm con mồi cùng với artemia thường được sử dụng. Tuy nhiên, rất khó để có được những con zoeae này với số lượng lớn, khiến việc sản xuất quy mô lớn trở nên vô cùng tốn kém. 

Đẩy mạnh nghiên cứu 

Octopus mayaBạch tuộc bốn mắt Mexico - có tên khoa học là Octopus maya. Ảnh: theyucatantimes.com

Nghiên cứu trên các loài khác không có giai đoạn hậu ấu trùng sẽ hữu ích, chẳng hạn như Bạch tuộc bốn mắt Mexico - có tên khoa học là Octopus maya. Giống như mực nang, những con bạch tuộc này nở ra ở các vùng biển sâu, với tất cả các đặc điểm giống như con trưởng thành của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn một giai đoạn chuyển tiếp khi chúng vẫn cần thức ăn viên thương mại để phát triển đầy đủ. 

Việc nuôi trồng bạch tuộc maya đại diện cho những nỗ lực tiên tiến nhất về mặt thương mại. Nhưng ngay cả với loài này, cần phải dựa vào việc nhắm đến một thị trường chuyên biệt dành cho người sành ăn. Kết luận, các trang trại bạch tuộc tốt nhất vẫn chưa thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm được đánh bắt thông thường từ tự nhiên. 

Sự phát triển về các sản phẩm và kỹ thuật cho ăn trong vài năm tới sẽ là chìa khóa. Một khi những con bạch tuộc nhỏ có thể được cho ăn với số lượng lớn, việc phát triển ngành công nghiệp nuôi trồng hoàn chỉnh dưới biển sẽ dễ dàng hơn nhiều. 

Đăng ngày 22/01/2023
Nhất Linh
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:14 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:14 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:14 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:14 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:14 20/04/2024