Bacillus và Lactobacillus giúp tăng cường khả năng kháng bệnh trên ấu trùng sò điệp

Bổ sung men vi sinh Bacillus và Lactobacillus với mật số 1x10^6CFU/ml sẽ giúp nâng cao tỉ lệ sống, tăng trọng và tăng cường miễn dịch trên ấu trùng sò điệp.

Lactobacillus
Chủng Lactobacillus

Trong nuôi trồng thủy sản hai mảnh vỏ, thì vai trò vi sinh vật có lợi là vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chất lương ấu trùng. Chính vì thế, các nhà  khoa học đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của 5 chủng vi khuẩn BacillusLactobacillus trong việc cải thiện tỉ lệ sống, chất lượng ấu trùng và khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Vibrio.alginolyticus. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức, được thực hiện trong vòng 9 ngày  đối với ấu trùng và 21 ngày với giai đoạn giống.

Trong giai đoạn đầu ấu trùng phù du, nghiệm thức có bổ sung Lactobacillus graminis có tỉ lệ sống  và tăng trọng cao hơn so với đối chứng. Nghiệm thức có sự phối trộn giữa Bacillus Lactobacillus lại giúp nâng cao tỉ lệ sống trong giai đoạn hậu ấu trùng phù du, trong khi đó Lactobacillus plantarum lại nâng cao tăng trọng và tỉ lệ sống trong bước đầu chuyển sang giai đoạn giống.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành gây cảm nhiễm sò giống với Vibrio.alginolyticus trong vòng 120h. Kết quả cho thấy, nghiệm thức có sự kết hợp của nhiều chủng Bacillus có tỉ lệ sống và mức độ hoạt động của enzyme superoxide dismutase tăng lên đáng kể, trong khi đó tất cả sò giống trong nghiệm thức đối chứng đều chết trong vòng 96h.
Từ đó cho thấy, mỗi chủng vi sinh có cơ chế hoạt động khác nhau, và hiệu quả của chúng sẽ khác đi theo từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, BacillusLactobacillus giúp nâng cao tỉ lệ sống, tăng trọng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch trên sò giống.
 

Aquaculture Research
Đăng ngày 06/03/2017
An Lê
Kỹ thuật

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
• 10:58 07/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 00:04 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 00:04 25/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 00:04 25/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 00:04 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 00:04 25/09/2023