Bán cua thu về 100 tỷ đồng một năm

Bốn nhà hàng của đôi bạn 8x ở TP HCM cho doanh thu mỗi tháng gần 10 tỷ đồng, với 3.000 lượt khách một ngày.

Bán cua thu về 100 tỷ đồng một năm
Cua được buộc bởi sợi dây mỏng.

Giám đốc điều hành Trần Tuấn Kiệt cho biết, doanh thu chủ yếu của hệ thống nhà hàng đến từ cua một càng. Đây là những con cua thịt bị gãy mất một càng vì nhiều lý do. Giá trị thương phẩm không cao bằng cua 2 càng nhưng chất lượng như nhau. Giá cua một càng bằng 70% so với cua hai càng.

Người dân đa phần giữ lại để ăn vì không ai thu mua. Nhận thấy tiềm năng của sản phẩm này có lợi cho người tiêu dùng và nhà nông, đầu năm 2014, anh bỏ vị trí giám đốc kinh doanh tại một ngân hàng nước ngoài, về quê Cà Mau tìm hướng làm ăn.

Mấy tháng liền, anh học cách nuôi, bắt và bảo quản loại hải sản này, tìm kiếm các vựa cua làm nhà cung cấp. Tháng 9/2014, nhà hàng đầu tiên trên đường Lý Thái Tổ (quận 10, TP HCM) ra mắt, mang tên "Quán ăn đối chứng Cua Một Càng". Hai thành viên sáng lập là anh Trần Tuấn Kiệt và Trần Thanh Tuyền.

bán cua, thương hiệu cua một càng, kinh doanh, bán cua một càng thu tiền tỷ

Bốn nhà hàng của đôi bạn 8x ở TP HCM cho doanh thu mỗi tháng gần 10 tỷ đồng.

Anh Kiệt cho biết tên quán đã nói lên sự cam kết về sản phẩm, khách hàng có thể thưởng thức và đổi trả tại chỗ nếu không đạt chất lượng.

Khách chọn cua ngay tại kệ, đầu bếp chế biến theo yêu cầu của mỗi người. Tại đây, ngoài cua một càng, còn có 9 loại cua với giá khác nhau. Cua một càng rẻ nhất, thường hết hàng sớm, vì mỗi ngày chỉ gom được vài chục kg.

“Chúng tôi muốn mọi người thay đổi quan niệm đây là món ăn xa xỉ. Với cua một càng và nhiều loại cua khác, bạn có thể thưởng thức theo túi tiền của mình”, doanh nhân 8x nói thêm.

9 tháng đầu khởi nghiệp thì hết 3 tháng lỗ và 6 tháng hòa vốn. Khách hàng phản ánh thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt, khẩu vị chế biến không ổn định. Anh liên tục đào tạo nhân viên, cải thiện phong cách phục vụ, thực đơn. Đến tháng thứ 10, tín hiệu dần khởi sắc với doanh thu 600 triệu đồng, bắt đầu có lãi.

CEO Trần Tuấn Kiệt, nuôi cua thu tiền tỷ, bán  cua một càng thu tiền tỷ

CEO Trần Tuấn Kiệt.

Năm 2016, anh Kiệt mở thêm 3 nhà hàng. Mỗi ngày, doanh nghiệp nhập 500-600 kg nguyên liệu từ gần 50 nhà cung cấp. Cua phải trải qua 3 bước kiểm tra từ vựa ở Cà Mau, điểm tập trung của đơn vị ở TP HCM và các điểm bán rồi mới xuất hiện trên kệ. Có hẳn một đội ngũ chỉ chuyên chọn những con ngon nhất.

Anh nói không với cách bán cua mà chỉ riêng sợi dây đã chiếm 20-25% trọng lượng như trên thị trường, vì ảnh hưởng đến quyền lợi người mua và không minh bạch. Doanh nhân 8x nghĩ cách giảm bớt trọng lượng dây. Anh dùng loại dây thật mỏng nhưng đủ chắc để buộc chặt những con cua còn sống, nên hầu như không ảnh hưởng đến trọng lượng thực của cua.

Nhận thấy thói quen ăn cua của người tiêu dùng khá đơn giản với món hấp hoặc nướng, anh dành nhiều thời gian nghiên cứu chế biến món mới và thực đơn hiện tại có hơn 50 món làm từ cua biển.

Đam mê với ngành dịch vụ ăn uống, mong muốn đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mới về loại đặc sản quê hương là cua biển Cà Mau nên với anh, khởi nghiệp khi đã trên 30 tuổi không phải là trễ.

Hiện tổng doanh thu từ 4 nhà hàng đạt gần 100 tỷ đồng một năm. Ngoài ra, anh còn phát triển mô hình bán trực tiếp cua biển đến hộ gia đình, tiệc tại gia, công ty, bán sỉ cho các nhà hàng khác tại TP HCM và các khu vực lân cận.

Từ nay đến cuối năm, chàng trai gốc miền Tây dự kiến mở thêm điểm kinh doanh ở Cần Thơ, Đà Nẵng và có mặt tại Hà Nội vào đầu năm sau. "Chúng tôi dự định đưa thương hiệu Cua Một Càng ra nước ngoài. Để có nguồn lực đi nhanh và xa hơn, tìm quỹ đầu tư cũng là một phương án nhắm tới trong 2018", anh Kiệt cho biết.

VNExpress
Đăng ngày 31/08/2017
Trương Sanh
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:59 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:59 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:59 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:59 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:59 17/11/2024
Some text some message..