Ban hành quy chế phối hợp quản lý thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quy chế phối hợp quản lý thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.

Tài nguyên biển mang lại giá trị kinh tế cho đất nước và quan trọng trong đại dương

Quy chế này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển trong quản lý thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.

Nội dung chính của dự thảo quy chế gồm 3 chương, 17 điều. Nội dung chương I là những quy định chung, gồm 5 điều từ điều 1 đến điều 5, quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; mục đích phối hợp; nguyên tắc phối hợp; Nội dung phối hợp và phương thức phối hợp. Chương II là những quy định cụ thể về phối hợp quản lý thực hiện chương trình, gồm 4 điều (từ điều 6 đến điều 9) quy định về phối hợp xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết chương trình; phối hợp thực hiện hiệu quả với chương trình nghiên cứu KH-CN phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển cùng các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan; phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình triển khai nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình.

Chương III quy định cụ thể về phối hợp quản lý nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình, gồm 8 điều (từ điều 10 đến điều 17) quy định về phối hợp thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, dự án; Phối hợp trong hướng dẫn thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thực hiện nhiệm vụ, dự án; phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, dự án; Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình và các nhiệm vụ, dự án; Phối hợp nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án; giao nộp sản phẩm, tài liệu nhiệm vụ, dự án; phối hợp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức thực hiện.

Trước đó, ngày 07/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 28/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030. Căn cứ Điều 28 Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Bộ TN-MT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp quản lý thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030. Ngày 07/08/2020, bộ đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

TTXVN
Đăng ngày 24/02/2021
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 16:25 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:25 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 16:25 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 16:25 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 16:25 04/12/2024
Some text some message..