Bần nông thành “đại gia” nhờ công nghệ nuôi tôm giống

Từng lâm vào cảnh khánh kiệt với 5 đứa con thơ nheo nhóc, vợ đòi ly hôn…, 20 năm sau, người nông dân Dương Văn Hùng trở thành “đại gia tôm giống” đất Bạc Liêu. Hằng ngày, ông đi khắp nơi phố biến kỹ thuật nuôi tôm để giúp dân nghèo đổi đời.

tôm giống
Ông Dương Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng (Bạc Liêu).

Lên voi xuống chó vẫn không bỏ tôm

“Nói chuyện gì thì khó chứ chuyện con tôm thì tôi sẵn sàng. Mấy chục năm nay, tôi chỉ đi một con đường là gắn bó với con tôm” - ông Dương Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng (Bạc Liêu) - nói với phóng viên Báo Khoa học và Phát triển trong ngày nhận giải Bạc Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015 ngày 8/5 vừa qua. Trong cuộc trò chuyện kéo dài cả giờ đồng hồ, người đàn ông đã gắn bó 25 năm với nghề nuôi tôm này luôn giữ chặt chiếc cúp và bó hoa vừa được trao.

“Đây là giải thưởng chứng nhận cho những nỗ lực của tôi và cho thấy việc đầu tư cho trại tôm giống là hoàn toàn chính xác. Chính phủ đã ghi nhận, quốc tế cũng công nhận” - ông Hùng chia sẻ.

Kể chuyện về đời mình, về những trại tôm giống ở Bạc Liêu, cả khuôn mặt ông sáng bừng, đôi mắt ánh lên nét tự hào: “Trong 14 năm qua, tôi đã phát triển từ 16 trại tôm giống lên đến 2.300 trại tôm, mỗi năm cung cấp cho thị trường 2-3 tỷ con giống, năm nào cũng mở rộng mà không đủ bán”.

Điều đặc biệt là tôm giống công ty ông bán giá 120 đồng/con - mức giá không hề xê dịch một đồng kể từ năm 2010 đến nay, trong khi ở cách trại tôm giống của ông khoảng 6 cây số, người ta bán rẻ hơn đến 6 lần, chỉ 20 đồng/con. Ấy vậy mà sản phẩm của ông cung vẫn không đủ cầu.

“Sự chênh lệch giá cả ấy nằm ở chất lượng. Các trại khác mua tôm giống bố mẹ giá chỉ vài trăm nghìn tới 1 triệu đồng một đôi, cho đẻ nhiều lứa; trong khi đó tôm giống bố mẹ của tôi có giá 4-5 triệu một đôi, chỉ cho đẻ 3 lứa. Không chỉ vậy, hệ thống nuôi tôm của tôi đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ máy kiểm tra tôm bệnh, máy lọc nước ngọt cho tôm sống đến thức ăn của tôm đều được nhập khẩu từ Mỹ” - ông Hùng phân tích.

Để có được ngày hôm nay, đại gia tôm giống đất Bạc Liêu đã trải qua lắm quãng đường gập ghềnh. 25 năm trước, người nông dân Dương Văn Hùng cùng vợ con chuyển từ quê nhà Long Mỹ (Hậu Giang) tới xã Long Điền Tây, Đông Hải (Bạc Liêu) lập nghiệp.

Thấy người ta làm tôm có lời, ông cũng đi theo họ học mót quy trình nuôi rồi thuê đất, lập ruộng nuôi tôm. Sau mấy vụ có lời, ông vay thêm tiền để mở rộng trại nuôi tôm giống. Nhưng người tính không bằng trời tính, đàn tôm sắp tới kỳ thu hoạch thì chết sạch vì dịch bệnh.

Thất bại 2 vụ liền, nhà nghèo không có nổi cái xe đạp để đi, họ hàng không ai cho vay tiền. “Họ bảo tôi rằng mày chỉ có trời cứu chứ không ai cứu được cả” - ánh mắt ông chùng xuống khi nhớ lại 25 năm trước.

Trời chưa cứu thì vợ ông bỏ đi vì không chịu nổi cái nghèo, để lại 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông gửi con cho một người họ hàng rồi lặn lội hết Ninh Thuận tới Khánh Hòa để học cách nuôi tôm.

Trong một năm, ông Dương Văn Hùng đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá từ cách chọn tôm giống bố mẹ tới cách nuôi tôm sinh đẻ và nuôi tôm con. Ông cũng học được quy trình chuẩn trong nuôi tôm như đào vuông, xử lý phèn, kiểm tra độ pH, cách nuôi dưỡng tảo sạch cho tôm ăn...

Trại giống tiêu chuẩn 5 sao

Khi trở về Bạc Liêu gây dựng lại cơ nghiệp, ông Dương Văn Hùng thắng nhiều vụ liên tiếp, dần dần trả hết nợ nần và mua thêm đất mở rộng trại nuôi tôm, sản xuất tôm giống. Ông hồ hởi khoe, các đoàn tham quan đến từ Anh, Mỹ, Nhật Bản... đều đánh giá cao hệ thống kỹ thuật và công nghệ ở trại giống của ông. Có vị khách người Anh còn nói vui rằng trại tôm này đạt tiêu chuẩn 5 sao. Đó là vì ông chủ luôn mạnh tay đầu tư cho công nghệ.


Phòng thí nghiệm tôm giống của Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng.

“Công nghệ là vấn đề sống còn. Thiếu tiền thì đi vay Nhà nước để đầu tư chứ không thể chậm trễ đổi mới được. Thời kỳ hội nhập này, chậm là thua” - ông Hùng quả quyết. Trại tôm giống Dương Hùng được trang bị những máy móc hiện đại nhất để phát hiện tôm bệnh, kiểm tra nguồn nước đầu vào, chất lượng tảo cho tôm ăn và vi sinh làm sạch nước.

Cách đây nửa tháng, trại được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu công nhận đạt tiêu chuẩn BAP - tiêu chuẩn về trách nhiệm, về môi trường và xã hội, về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cho các nhà máy chế biến thủy sản, các trang trại, trại sản xuất giống tôm, cá rô phi, cá da trơn.

Có cơ sở hạ tầng “xịn” rồi, chủ trại tôm giống Dương Hùng không tiếc tiền đầu tư về con người. Ông quan niệm “tướng là cha, lính là con, cha có 10 đồng thì nên chia cho các con 5 đồng” nên công nhân gắn bó với ông suốt 20 năm nay, không ai bỏ việc.

“Tôi xây nhà cho cả gia đình họ ở và làm việc. Mình có quan tâm, chăm sóc thì họ mới tận tâm tận lực cho mình” - ông Hùng chia sẻ bí quyết giữ chân lao động giỏi.

Người “đào tạo tỷ phú” tôm

Tự cho rằng mình may mắn được trời giúp khi từ một nông dân trở thành tỷ phú, ông Dương Văn Hùng không bao giờ quên gốc gác của mình. Điều đó khơi lên trong lòng người đàn ông này tham vọng giúp các nông dân khác trở thành tỷ phú nhờ con tôm - giống như câu chuyện cổ tích thời hiện đại của chính ông.

Nhiều năm nay, nhiều nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long đã quen với hình ảnh một người đàn ông da ngăm đen, khuôn mặt phúc hậu luôn rạng rỡ nét cười lặn lội vào ấp, xã cầm tay chỉ cách nuôi tôm cho người muốn học. “Có gia đình nghèo tới mức vẫn ở nhà đắp đất, tôi liền cho tôm giống 4 năm để nuôi. Làm mãi, giờ đã tự xây được nhà để ở” - ông Hùng kể.

Không hề giấu nghề, có bao nhiêu kinh nghiệm và kỹ thuật, đại gia tôm giống đem ra chỉ dạy hết cho bà con. Thấy một mình làm không xuể, ông thuê thêm các kỹ sư nông nghiệp để họ tới hướng dẫn kỹ thuật cho từng hộ dân mua tôm giống của ông.

Là một trong những gia đình nhận được sự giúp đỡ của ông Hùng từ 6 năm nay, bà Nguyễn Thị Đào (ấp Thành Thượng, xã An Trạch, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) gọi ông bằng cái tên thân thương “cậu Năm”. Hai vợ chồng bà Đào tật nguyền, không đi lại được trong khi phải nuôi 2 đứa con.

“Hồi năm 2010, tôi khổ dữ lắm, gạo không có mà ăn. Trên 6 công đất bố mẹ cho, cậu Năm hướng dẫn gia đình tôi đào vuông nuôi tôm. Mỗi tháng cậu cho 6.000 con giống, lại hướng dẫn cách nuôi đúng kỹ thuật. Mỗi tháng thu hoạch 2 lần, thu nhập cũng được 8-10 triệu đồng” - bà Đào kể. Sau 2 năm, bà trả lại sổ hộ nghèo cho Nhà nước, xây nhà rồi cưới vợ cho con. Gia đình còn thuê thêm 3 công đất để mở rộng diện tích nuôi tôm. Cùng ấp với bà Đào, “cậu Năm” còn giúp 4-5 hộ khác thoát nghèo nhờ gây dựng kế sinh nhai cho họ.

Trong hành trình trả nợ nghĩa tình đó, doanh nhân Dương Văn Hùng lúc nào cũng đau đáu nỗi lo làm gì để giúp người nông dân một cách hiệu quả, để quanh ông không còn ai nghèo khổ.

Cuộc trò chuyện với doanh nhân Dương Văn Hùng kết thúc bằng một tiết lộ về dự định của ông trong thời gian tới: “Người dân bám vào con tôm để sống thì tôi cũng giúp họ tới nơi tới chốn. Nước mà không sạch thì tôm dễ bệnh lắm. Sắp tới tôi sẽ nhập men vi sinh giúp làm sạch nước từ Mỹ về bán cho bà con giá gốc, bởi giá thị trường đắt quá trong khi bà con ít vốn. Tôi nhập về bán giá 100 nghìn đồng/kg thôi - bằng 1/3 giá thị trường”.

Dân Việt/ Khoa học & Phát triển, 04/08/2016
Đăng ngày 05/08/2016
Vũ Ngọc
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:55 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:55 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:55 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:55 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:55 23/11/2024
Some text some message..