Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
Giải pháp phát triển nuôi biển nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng bè hiện đại

Hiệu quả còn thấp ở tỉnh điển hình

Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài trên 200 km, hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển rộng 63.290 km2 với độ sâu vừa phải và ít bão, điển hình về lợi thế nuôi biển của nước ta. Theo quy hoạch đã công bố, Kiên Giang đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, chú trọng phát triển nghề nuôi biển. 

Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững ở Kiên Giang đến năm 2030, các khu vực bố trí nuôi biển tập trung là xã Nam Du, Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn (huyện Kiên Hải), Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương), Tiên Hải (thành phố Hà Tiên), Thổ Châu (thành phố Phú Quốc). Theo Đề án, năm 2024 có 6.800 lồng bè, sản lượng 21.460 tấn; nuôi nhuyễn thể 26.310 ha, sản lượng 83.844 tấn. Thế nhưng, kế hoạch năm 2024 đang phấn đấu 4.000 lồng bè (bằng năm 2000 mà do nhiều nguyên nhân bị sụt giảm mấy năm qua), sản lượng 4.400 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.300 ha. Phát triển nuôi ngọc trai, hàu, ốc hương. Trong 3 tháng đầu năm 2024, thả giống 2.991 lồng bè, nuôi nhuyễn thể 18.051 ha, so với mục tiêu trong Đề án còn rất thấp. 

Thành phố Phú Quốc diện tích 589 km2 có chu vi bờ biển 150 km, vùng biển rộng 6.000 km2. Ở đây, khá nổi tiếng việc nuôi ngọc trai của Công ty TNHH MTV Ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc với dự án “Nuôi cấy ngọc trai chất lượng cao”. Qua gần 30 năm phát triển, dự án đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Giai đoạn 1 của dự án, công ty được thuê 500 ha mặt nước biển và đã thả nuôi toàn bộ diện tích, hàng năm thu hoạch 400-450 kg ngọc với khoảng 450.000 viên ngọc quý. Từ năm 2020, Công ty xin triển khai giai đoạn 2 và đến nay mới được đồng ý về chủ trương cho phép mở rộng lên 1.000 ha, đang chờ được giao để thực hiện.  

CáCá biển nuôi ở Phú Quốc

Kiên Giang mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, đến nay tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư nuôi biển cho Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Mavin, Công ty CP Đầu tư phát triển Đức Trường và Công ty CP Phát triển nông nghiệp Bát Ngọc, với diện tích đăng ký vùng nuôi trên 2.608 ha mặt nước biển. 

Từ năm 2022 - 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang xây dựng và triển khai các mô hình chuyển đổi từ nuôi lồng truyền thống bằng gỗ sang lồng nhựa HDPE. Kết quả đến nay chuyển đổi được 69 lồng, với 3.531 m3, còn rất xa mục tiêu chuyển đổi để phát triển bền vững, nâng cao sản lượng và gia tăng lợi nhuận. Sản lượng thủy sản năm 2023 của tỉnh hơn 798.300 tấn, trong đó nuôi trồng trên 361.100 tấn cũng còn xa với tiềm năng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn đánh giá, nghề nuôi biển trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững như lồng bè thô sơ, quy mô nhỏ, thiếu cơ sở sản xuất con giống, thức ăn viên, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh nhiều. Công tác giao khu vực biển cho nuôi trồng thủy sản, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển còn chậm so với yêu cầu. Chưa có chuỗi nuôi biển hiệu quả, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua thương lái thu gom, giá không ổn định.

Nuôi đa canh tổng hợp đa loài

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đánh giá, tiềm năng nuôi biển của Việt Nam rất lớn, cả nước đang có khoảng 10 triệu m3 lồng nuôi các loại cá, tôm hùm và 57.000 ha nuôi nhuyễn thể. Sản lượng hàng năm khoảng 800.000 tấn, trong đó nhuyễn thể, cá biển và tôm hùm chiếm trên 62%. Giá trị kim ngạch xuất xuất khẩu hàng năm đạt 0,8 - 1 tỷ USD.

Vướng mắc lớn hiện nay là thủ tục cấp phép đầu tư nuôi biển phải thông qua nhiều bộ, ngành nên rất chậm. Vì vậy, đơn giản hóa thủ tục và thực hiện liên thông thủ tục hành chính đang là nhu cầu bức thiết.

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã giới thiệu công nghệ lồng nuôi, kỹ thuật và quy trình nuôi hiện đại giúp giảm chi phí, đạt năng suất và tăng lợi nhuận. Trong đó, nhấn mạnh đến nuôi đa canh tổng hợp đa loài, gồm cá biển, rong biển, kết hợp khai thác du lịch để tăng hiệu quả kinh tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chuỗi giá trị nuôi biển. 

Nuôi lồng bèHầu hết lồng bè nuôi biển ở Nam Du còn tự phát thô sơ, quy mô nhỏ

Số liệu của Cục Thủy sản, hiện nay cơ sở nuôi biển của nước ta nhiều nhưng quy mô nhỏ và nuôi tự phát là chủ yếu. Cả nước có gần 14.700 cơ sở nuôi biển, khoảng 333.400 lồng với thể tích gần 10 triệu m3. Nhưng mới có 116 cơ sở nuôi biển được cấp phép, 35 cơ sở được giao khu vực biển và 99 cơ sở được cấp mã số lồng nuôi, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Về sản xuất giống, cả nước có 1.414 cơ sở, sản xuất trên 134 triệu con/năm. Sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển có 23 cơ sở, với 213 sản phẩm, sản lượng 35.000/809.000 tấn thiết kế.

Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín giới thiệu mô hình nuôi biển đa canh tổng hợp, bảo vệ môi trường kết hợp du lịch theo hướng bền vững. Nuôi biển tại Kiên Giang đang chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, gần bờ gây ô nhiễm; còn nuôi xa bờ phải đầu tư lớn, chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có tiềm lực lớn. “Vì vậy, giải pháp phát triển nuôi đa canh tổng hợp đa loài, chất thải của vật nuôi này là dinh dưỡng của vật nuôi khác trong chuỗi theo quy trình khép kín sẽ phù hợp với điều kiện của đa số ngư dân”, Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín nhấn mạnh.

Nhiều đại biểu phân tích thêm, nuôi đa canh tổng hợp giúp giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng trên cùng diện tích và tăng thu nhập. Tuy nhiên, phải chọn đối tượng nuôi phù hợp, tránh tranh chấp, đối kháng lẫn nhau và chọn công nghệ lồng nuôi, thiết kế quy trình nuôi tuần hoàn theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo nhóm đối tượng nuôi.

Ông Trần Thanh Long, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam giới thiệu công nghệ lồng nuôi loại lắp ráp đơn giản, có độ bền cao, thân thiện với môi trường. Nhằm hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang công nghệ lồng nuôi mới, Công ty có chính sách giảm giá 40% từ nay đến hết năm 2024. Ngư dân Nguyễn Đức Minh ở xã Hòn Nghệ (Kiên Lương, Kiên Giang) mong muốn doanh nghiệp có chính sách bán trả chậm để ngư dân được tiếp cận với công nghệ lồng nuôi hiện đại. 

Vấn đề hạ tầng kỹ thuật, Giám đốc vận hành Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam Hoàng Ngọc Bình cho biết, ở vùng biển Nam Du (huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang), Công ty đầu tư vùng nuôi cá chẽm xuất khẩu và thử nghiệm loại lồng nhỏ. Dự kiến sang năm 2025 sẽ thực hiện 2 khu nuôi với 14 lồng, năng suất có thể đạt 200 - 300 tấn cá thương phẩm. Tuy nhiên, quanh các đảo xa bờ, điều kiện đi lại khó khăn và còn thiếu cơ sở hậu cần kỹ thuật phục vụ phát triển nuôi biển, nên đề nghị các cấp quản lý quan tâm. 

Đăng ngày 02/07/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 10:11 02/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 10:59 01/07/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 12:02 04/07/2024

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 12:02 04/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 12:02 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 12:02 04/07/2024

Các yếu tố tác động đến quá trình trao đổi chất của tôm

Trong nuôi tôm, quá trình trao đổi chất của tôm là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe và sự phát triển của chúng. Hiểu rõ các yếu tố tác động đến quá trình này sẽ giúp người nuôi tôm tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vỏ tôm
• 12:02 04/07/2024
Some text some message..