Bàn về khởi nghiệp kinh doanh cá cảnh - Phần 1

Nuôi trồng thủy sản để làm cảnh là một công việc kinh doanh thú vị và lợi ích. Đòi hỏi kiến thức chuyên môn về quản lý ao nuôi, đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi cũng như hiểu biết về kinh doanh để hoạt động có lãi.

cá hề
Ngành nuôi cá cảnh không ngừng phát triển. Ảnh hdwallsbox

Một lĩnh vực của ngành nuôi trồng thủy sản ít được chú ý đến là sản xuất cá cảnh (cá, động vật không xương sống và thực vật thủy sinh). Ngành công nghiệp sản xuất động vật cảnh trong 70 năm qua có trị giá hơn 5 tỷ đô.

Nuôi trồng thủy sản để làm cảnh là một ngành kinh doanh lớn. Như Shane Willis, chủ tịch Ornamental Fish International (OFI) của Úc cho biết: “Hoạt động buôn bán cá cảnh có hơn 1.000 loài cá nước ngọt với hơn 90% đến từ nuôi trồng thủy sản”. Hầu hết cá nước ngọt được nuôi ở châu Á (Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Ấn Độ) và cả ở bang Florida nước Mỹ. Châu Phi và Nam Mỹ cung cấp các loài nuôi trong trang trại và đánh bắt tự nhiên. Nhật Bản nổi tiếng với các giống cá vàng và cá Koi. Ngoài các loài cá nước ngọt cụ thể, ngành công nghiệp này còn sản xuất rất nhiều giống cá và kích cỡ khác nhau.

Nuôi cảnh biển chỉ có khoảng 100 loài cá, được sản xuất ở một số ít các trang trại. Có hơn 1.800 loài cá cảnh đánh bắt tự nhiên từ Indonesia và một số quốc gia thuộc quần đảo Thái Bình Dương (Philippines, Fiji, Vanuatu). Nuôi san hô (150 loài) đang trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều loài được nhân giống trên khắp thế giới. Các loài động vật không xương sống (720 loài) ít được nuôi mà chủ yếu đánh bắt trong tự nhiên. Các thị trường chính vẫn là ở Bắc Mỹ và Châu Âu, với các thị trường mới nổi ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.

Các trang trại nước ngọt có thể có công nghệ thấp so với các trang trại biển (nuôi cá hề, san hô, v.v.) đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hơn. So với nước ngọt, nuôi cá cảnh biển đòi hỏi vốn, chi phí vận hành, chuyên môn kỹ thuật cao hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Những yếu tố này được bù đắp bởi giá thị trường cao, đôi khi giá cá biển gấp 10 lần giá các loài nước ngọt.

Nuôi trồng thủy sản cung cấp thực phẩm cần có trại giống, vườn ươm, ao nuôi thương phẩm hoặc lồng bè trên biển và cơ sở chế biến. Nuôi cá cảnh bắt đầu và kết thúc tại trại giống, có nghĩa là vốn và chi phí hoạt động ít hơn và ít rủi ro tổn thất lớn về tài chính. Hầu hết cá có thể được lai tạo và nuôi trong vòng chưa đầy 6 tháng với chi phí thức ăn thấp và bán ở kích thước nhỏ (2 đến 5 cm).

Bryce Risley, một nhà báo và nhà sinh thái xã hội biển có trụ sở tại Mỹ, cho biết: “Cá cảnh biển được định giá trên 1.000 USD/kg, so với giá thức ăn cho cá trung bình là 13 USD". Dưới đây là hướng dẫn dành cho những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh nuôi trồng thủy sản để làm cảnh.

cá cảnh
Hai kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản tại bể cá. Ảnh Aquarium Industries

Những điều cần xem xét khi khởi nghiệp kinh doanh nuôi cá cảnh:

1. Kinh doanh và chuyên môn kỹ thuật

Bạn có kinh nghiệm điều hành một doanh nghiệp hay có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản trước đây không? Nhiều doanh nghiệp thất bại vì họ chỉ tập trung 1 trong 2 lĩnh vực, một số say mê với việc nuôi trồng thủy sản và quên mất các khía cạnh kinh doanh. Và chúng tôi biết, doanh nghiệp không tự điều hành.

Nếu mới bắt đầu nuôi trồng thủy sản, ban đầu hãy thuê các chuyên gia có kinh nghiệm, sau đó trở thành một chuyên gia. 

2. Vốn

Bạn có đủ vốn để mua, thuê hoặc xây dựng trang trại cũng như tất cả các chi phí sản xuất và đủ tiền mặt để sản xuất vụ nuôi đầu tiên không? Bạn có thể vượt qua sự tổn thất do sản lượng thấp, sự bùng phát dịch bệnh hoặc thị trường đi xuống không?

Trong phần 2, chúng tôi sẽ bàn những lưu ý và câu hỏi về vị trí, nhân viên, thị trường cá cảnh và rủi ro mà các nhà kinh doanh cá cảnh tương lai cần phải biết. Mời quý độc giả đón đọc.

Nguồn: Andrew Leingang. An introduction to ornamental aquaculture: starting a business, part I, The Fish Site, 25/10/2021

Đăng ngày 04/03/2022
Lệ Thủy @le-thuy
Tổng hợp

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
• 09:00 26/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:51 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:51 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:51 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:51 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:51 15/11/2024
Some text some message..