Báo cáo mới của FAO đề xuất đổi tên bệnh tôm mới nổi

FAO đã phát hành một báo cáo mới về loại dịch bệnh mới nổi lên - Hội chứng tôm chết sớm (EMS), còn được gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) đã tàn phá ngành công nghiệp tôm của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam trong ba năm qua.

Bệnh tôm

Báo cáo này là kết quả của một hội thảo kỹ thuật của FAO/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và dự án của FAO TCP/VIE/3304 "Hỗ trợ khẩn cấp để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh chưa được biết đến ảnh hưởng đến tôm ở Việt Nam".

Sáu mươi ba chuyên gia quốc tế và các bên liên quan trong lĩnh vực nuôi tôm đã tham dự hội thảo và thảo luận về kết quả của công việc thực hiện theo dự án TCP và hiện trạng kiến thức về EMS tại các nước bị ảnh hưởng.

Hội thảo thừa nhận rằng, sự tự mãn trong lĩnh vực nuôi đã  dẫn đến tình trạng không kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh , trong một thời gian sản xuất tôm gần như gặp khá nhiều thuận lợi, dẫn đến lĩnh vực này rất dễ bị tổn thương đối với bất kỳ tác nhân gây bệnh mới nổi nào bất ngờ phát sinh, giống như trường hợp EMS / AHPNS .

Quản lý yếu kém, không tuân thủ tiêu chuẩn, an toàn sinh học và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt cả ở trang trại và cơ sở sản xuất giống thủy sản là rõ ràng.

Rõ ràng là hiện nay, nuôi tôm cần có sự cải thiện và tiếp tục phát triển thành một lĩnh vực thực hiện các biện pháp canh tác có trách nhiệm và dựa trên cơ sở khoa học.

Với kiến thưc hiện nay cho rằng EMS / AHPNS có nguyên nhân do vi khuẩn, một chủng của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Hội thảo khuyến nghị đưa ra  một tên thích hợp cho bệnh này là MS/AHPNS, tức là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND.

Hội thảo đã nhất trí về một danh sách các hành động và các biện pháp cụ thể và chung có thể giúp giảm thiểu và quản lý rủi ro của EMS, định hướng cho các bên liên quan đến lĩnh vực nuôi tôm (cả nhà nước và tư nhân)./.

Thefishsite
Đăng ngày 30/09/2013
AGROVIET.GOV.VN
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:55 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:55 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:55 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:55 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:55 18/01/2025
Some text some message..