Báo động những cái chết thương tâm vì bị điện giật khi đánh bắt cá tôm

Không khí tang thương vẫn còn bao trùm nơi căn nhà nhỏ của chị P.T.M.N. ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp). Vào chiều ngày 7-11-2020, tại con rạch nhỏ trước nhà, anh T.H.L. 42 tuổi (chồng chị N.) đã bị điện giật chết khi đang dùng điện lưới để đánh bắt thủy sản trái phép.

dụng cụ đánh bắt thủy sản tự chế
Một chỗ của sợi dây điện được gắn vào dụng cụ đánh bắt thủy sản tự chế bị bong tróc vỏ làm một người sử dụng điện đánh bắt thủy sản bị tử vong...

Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, anh L. đã dùng nguồn điện 220V từ trên nhà rồi nối dây điện vào cây vợt để xiệt cá. Quá trình sử dụng thì một đoạn dây điện đã bị hỏng dẫn điện giật làm anh L. tử vong tại chỗ. 

Chị N. (vợ nạn nhân) bộc bạch: “Tôi đi làm về tới nhà thì không thấy chồng đâu, nhìn trong nhà phát hiện một sợi dây điện có một đầu được cắm vào ổ điện, sau đó tôi nhìn theo đường dây điện đã phát hiện chồng tôi nằm úp mặt dưới con rạch, bên cạnh có cây vợt tự chế dùng để xiệt cá. Phát hiện vụ việc, gia đình rút sợi dây điện ra khỏi ổ cắm và tri hô, nhiều người dân xung quanh chạy đến sơ cứu nhưng chồng tôi đã tử vong trước đó”.

“Anh L. không phải là người đánh bắt thủy sản chuyên nghiệp, lâu lâu, anh L. mới sử dụng điện xiệt kiếm cá để ăn trong gia đình, do bất cẩn nên đã xảy ra sự cố ngoài ý muốn...” - Chị N. nghẹn ngào nói.

Còn gia đình chị N.T.N. (41 tuổi) ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) khó khăn chồng chất khó khăn kể từ khi chồng chị mất vì bị điện giật khi đang đánh bắt thủy sản bằng xung điện. 

Vào ngày 11-12-2019, anh T.V.N. (chồng chị N.) sử dụng chiếc xuồng có gắn 2 hệ thống xiệt điện để đánh bắt thủy sản trên tuyến kênh Tháp Mười. Tuy nhiên, trong lúc đánh bắt, anh N. không may bị điện giật tử vong.

Gia đình chị N. sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản bằng xung điện nhiều năm nay. Vợ chồng anh N. vay gần 30 triệu đồng để mua phương tiện, thiết bị xiệt điện, thế nhưng chỉ mới sử dụng khoảng 1 tháng thì xảy ra tai nạn. 

Người đã mất nhưng món nợ để mua công cụ và phương tiện khai thác thủy sản vẫn còn đó khiến chị nhiều đêm mất ngủ. 

Chị N. bộc bạch: “Tôi cũng kêu anh ấy nghỉ làm “nghề” đánh bắt cá bằng điện nhưng chồng tôi không đồng ý, vì gia đình còn thiếu nợ nhiều người, thậm chí gạo cũng không có qua đêm. Bình thường tôi cũng đi xiệt cá với chồng, nhưng có 2 ngày vì có việc nên tôi không đi chung thì xảy ra tai nạn”.

Chị N. cũng bộc bạch: “Qua vụ việc đau lòng của gia đình, tôi khuyên mọi người không nên sử dụng điện để khai thác thủy sản, vì vừa vi phạm pháp luật vừa nguy hiểm cho bản thân, nhất là xảy ra những vụ tai nạn có chết người. Nói thiệt lòng, gia đình tôi làm nghề này cũng nhiều năm rồi nhưng có dư dả gì đâu...”.

Những thiết bị đánh bắt thủy sản trái phép đôi khi chỉ vài triệu đồng cho đến hàng chục triệu đồng có thể tạo ra dòng điện từ 110-220V, thậm chí lên tới 500V. Vợt điện được thả trực tiếp xuống nước nên trường hợp dây dẫn điện bị hư hỏng thì người sử dụng sẽ có nguy cơ cao bị điện giật dẫn đến tử vong.

Thượng tá Nguyễn Trung Thành - Phó Trưởng Công an huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện có 67 trường hợp bà con tự nguyện mang các xung điện đến giao nộp cho lực lượng Công an xã. 

Ngoài ra, thông qua công tác tuần tra, đã phát hiện và xử lý 28 trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép. Qua đây, Công an huyện một lần nữa kêu gọi người dân tích cực tự nguyện giao nộp các xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, không được sử dụng xung điện, kể cả thuốc cá và các ngư cụ bị cấm, bởi vì đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. 

Đồng thời đó cũng là một trong những hành vi tiêu diệt nguồn lợi thủy sản, nghiêm trọng hơn, nó có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người trực tiếp thực hiện. Mỗi người dân cần nhận thức rõ hơn những hiểm họa từ việc sử dụng xung điện, kích kiện để khai thác thủy sản trái phép, đừng để hậu quả đáng tiếc xảy ra chỉ vì lợi ích của bản thân mình.

Mặc dù biết đánh bắt thủy sản bằng xung điện là hành vi vi phạm pháp luật, hủy hoại nguồn lợi thủy sản, nhưng hiện nay tình trạng này vẫn còn diễn ra khá phổ biến trên nhiều tuyến sông, kênh nội đồng. Từ đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người khi sử dụng trực tiếp nguồn điện để khai thác thủy sản.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 23/11/2020
D.Chinh-T.Thảo
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:22 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:22 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:22 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:22 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:22 27/11/2024
Some text some message..