Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
bảo hiểm nông nghiệp được thiết kế cho sản phẩm nuôi trồng thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra. Ảnh: Tép Bạc

Theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP, Bảo hiểm nông nghiệp được định nghĩa là “loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. 

Như vậy, bảo hiểm thủy sản là bảo hiểm nông nghiệp được thiết kế cho sản phẩm nuôi trồng thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, v.v. Trong trường hợp xảy ra tổn thất trong nuôi trồng thủy sản do rủi ro trong phạm vi được bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý trả một số tiền nhất định, số tiền này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại và rủi ro gây ra.

Bảo hiểm thủy sản có thể bồi thường cho nông dân chịu tổn thất lớn do những thiệt hại cụ thể mà thiên tai hay dịch bệnh gây ra, được quy định trước khi ký hợp đồng bảo hiểm. Những rủi ro được bảo hiểm này cũng là rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của nông dân. Tiền được bồi thường có thể giúp nông dân mua thực phẩm, trả chi phí cần thiết, khắc phục hậu quả và tái đầu tư để phục hồi sản xuất nhanh hơn.

Bảo hiểm cũng có thể giúp nông dân dễ tiếp cận các khoản vay ngân hàng hơn, tăng cường liên kết với doanh nghiệp và cũng có thể giúp nông dân dễ có khả năng mua con giống, thức ăn, thuốc thú y và các nguyên liệu đầu vào khác hơn. Nhìn chung có bảo hiểm giúp nông dân sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn! Ngoài ra, bảo hiểm có thể giúp nông dân tuân thủ các quy trình kĩ thuật trong sản xuất, giúp nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững hơn.

Ao nuôiBảo hiểm giúp nông dân dễ có khả năng mua con giống, thức ăn, thuốc thú y và các nguyên liệu đầu vào khác hơn. Ảnh: Tép Bạc

Ở Việt Nam, mới chỉ có 2 công ty gồm Bảo Việt và Bảo Minh được Bộ Tài chính phê duyệt để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTG và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTG về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. 

Tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm khác vẫn có thể thực hiện các dịch vụ bảo hiểm ở các dịch vụ bảo hiểm mà chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ví dụ như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) hiện đang triển khai bảo hiểm bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng và bảo hiểm cây trồng (cao su, keo) ở một số địa phương; Tập đoàn Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng đã cung cấp sản phẩm bảo hiểm vật nuôi từ năm 2017. Ngoài ra, một số công ty và tổ chức quốc tế như LIMI, CIAT (đối với cà phê) cũng đang nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số (cho các nguy cơ như hạn hán, lũ lụt, v.v.). 

Gần đây, công ty tư vấn, môi giới và giải pháp toàn cầu WTW (Willis Towers Watson) đã ra mắt bảo hiểm tham số 4 rủi ro đầu tiên ở châu Á để bảo vệ các trang trại nuôi tôm của Sri Lanka trước rủi ro thời tiết, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nuôi trồng thủy sản của châu Á. Giải pháp độc đáo này được thiết kế và triển khai cho Tập đoàn Thủy sản Taprobane, công ty thủy sản lớn nhất Sri Lanka, giúp họ đáp ứng điều kiện quan trọng để đảm bảo khoản tài trợ dự án trị giá 15 triệu USD từ ngân hàng phát triển doanh nghiệp FMO của Hà Lan. Bảo hiểm này sẽ hỗ trợ người nuôi những rủi ro về thời tiết như: động đất, bão, lượng mưa quá mức và căng thẳng nhiệt.

Đối mặt với biến đổi khí hậu, tính nhạy cảm ngày càng tăng đối với các thảm họa tự nhiên ở nhiều thị trường châu Á có thể đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất thực phẩm có trụ sở tại các địa điểm có rủi ro có thể chịu tác động bất lợi, ảnh hưởng đến toàn xã hội. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết về các công cụ tài chính và bảo hiểm sáng tạo để bảo vệ doanh nghiệp tốt hơn. Bảo hiểm tham số 4 rủi ro mới của chúng tôi cung cấp một giải pháp hiệu quả và đơn giản để hỗ trợ các doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước nhiều sự kiện thời tiết mà các sản phẩm bảo hiểm truyền thống trên thị trường không thể chi trả. Là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản lớn nhất Sri Lanka, Taprobane sẽ sử dụng nguồn tài trợ từ FMO để khôi phục các trang trại bị bỏ hoang thuộc sở hữu của công ty và người trồng bên thứ ba, cũng như đầu tư vào các trang trại mới, bể tròn, trại sản xuất giống và cơ sở chế biến mới.

Điều này cũng sẽ giúp hỗ trợ việc làm cho lao động địa phương, chủ yếu là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những người phụ nữ có chồng là liệt sỹ, trên khắp các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc của đất nước. Ngoài hỗ trợ tài chính, FMO đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp Taprobane đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC), chứng nhận công nhận các công ty thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm. Đây cũng là cơ hội để người nuôi tôm nước ta tiếp cận. 


Sản phẩm thủy sản đạt các chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là rất quan trọng để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực do liên quan đến nội dung kiểm soát rủi ro trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Theo đó, hàm ý của thực hành sản xuất tốt ở đây là tuân thủ các quy trình kĩ thuật và các biện pháp xử lý khi rủi ro xảy ra được đề xuất bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều 15 trong Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về kiểm soát rủi ro quy định người được bảo hiểm (ví dụ nông dân) cần chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, như tuân thủ đầy đủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng ngừa và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dịch bệnh ở động vật, thực hiện các nguyên tắc kiểm dịch và đảm bảo bảo vệ môi trường.

Do đó, thực hành nuôi trồng thủy sản tốt là điều kiện cần để nông dân được tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là điều khoản cam kết của nông dân với công ty bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, để tham gia bảo hiểm nông nghiệp/thủy sản, nông dân không cần phải có chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, HACCP, ISO, BAP/ ACC, v.v.), tuy nhiên, đây là căn cứ hữu ích để được các công ty bảo hiểm ưu tiên cung cấp bảo hiểm nông nghiệp.

Đăng ngày 19/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:39 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 11:39 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:39 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 11:39 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 11:39 26/12/2024
Some text some message..