Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Yên” cho tôm hùm bông

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00087 cho sản phẩm tôm hùm bông “Phú Yên”. UBND tỉnh Phú Yên là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Tôm hùm bông.
Tôm hùm bông.

Nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bắt đầu từ trước năm 1990. Đến nay, toàn tỉnh Phú Yên có trên 2.200 hộ nuôi tôm hùm với gần 35.000 lồng nuôi tôm thương phẩm, sản lượng thu hoạch ước tính trên 150 tấn/năm, doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho ngư dân ven biển, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Theo quy hoạch phát triển tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Phú Yên là tỉnh đứng đầu cả nước về thể tích lồng nuôi.

Tôm hùm bông ở Phú Yên có màu xanh dương pha lá cây, hai gai má màu trắng. Tôm được thu hoạch khi đạt khối lượng từ 0,7 kg trở lên, khi tôm có trạng thái cơ thịt săn chắc, tỷ lệ thịt từ 61,19% đến 64,30%, tỷ lệ gạch từ 0,53% đến 0,63%, tỷ lệ nước từ 68,99% đến 71,82%, hàm lượng Protein thô từ 19,95% đến 21,37%...

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 189 km. Nhờ có điều kiện tự nhiên thích hợp mà diện tích nuôi tôm hùm ở Phú Yên đứng đầu trong cả nước. Bờ biển Phú Yên có nhiều dải núi nhô ra hình thành các vùng eo, vịnh, đầm phá. Khu vực nuôi tôm hùm ở Phú Yên là vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô và đầm Cù Mông là những vịnh mài mòn, do được che chắn bởi hệ thống các đảo, bán đảo ven bờ, các mũi đá như Lao Mái nhà, Hòn Chùa, mũi Vụng Trích, mũi Diên Ông, mũi Nước Giao nên khu vực này tránh được tác động của gió, vì vậy, chất lượng và nhiệt độ nước biển ít bị thay đổi, thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản. Nhờ nước biển của vùng biển nuôi tôm Phú Yên trong, độ trong từ 36 đến 41 cm, nên màu sắc của tôm hùm bông Phú Yên xanh hơn vùng nuôi tôm ở khu vực khác. Bên cạnh đó, khu vực địa lý là khu vực thông thoáng, là nơi tập trung nhiều sinh vật, động vật phù du với 53 loài thực vật nổi, 51 loài động vật nổi, 32 loài động vật đáy và thực vật phù du, số lượng tảo và vi tảo nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sống là nguồn thức ăn tại chỗ phong phú cho tôm hùm.

Cùng với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Phú Yên là vùng có truyền thống lịch sử nuôi tôm hùm nên người dân đúc kết được nhiều kinh nghiệm như lựa chọn khu vực nuôi, phương thức và thời gian cho ăn, chăm sóc dịch bệnh... làm cho chất lượng và uy tín của tôm hùm bông Phú Yên ngày được nâng cao, được người tiêu dùng lựa chọn.

VGP News
Đăng ngày 12/11/2020
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 00:15 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 00:15 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 00:15 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 00:15 14/11/2024
Some text some message..