Bào tử EHP trên tôm được kiểm soát bằng calcium hypochlorite

Bệnh do vi bào tử trùng gây nên, hiện tại đã và đang xuất hiện tại nhiều vùng nuôi tôm tại Việt Nam. Nổi trội nhất là các vùng nuôi tôm ở các tỉnh như: Sóc trăng, Cà Mau, Bến Tre, Long An, Quảng Ninh, Phú Yên…

tôm thẻ chân trắng
Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Ảnh cefes.co.uk

Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei gây ra (EHP). Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Cách xử lý tốt nhất là hạn chế sự xâm nhập EHP vào ao nuôi và kiểm soát mức độ lây nhiễm của nó ở mức thấp nhất có thể.

Nghiên cứu sự lây lan của EHP đã cho thấy sự lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử được thả từ tôm nhiễm bệnh vào nước nuôi. Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm cho các bào tử được giải phóng vẫn chưa được biết. 

Vì vậy, Nghiên cứu của nhà khoa học Thái Lan Pattaya Yongsakul tiến hành nghiên cứu sử dụng nước chứa tôm bị nhiễm EHP nặng trong vòng 4 tuần và xác định sự hiện diện của bào tử trong nước và hoạt động của bào tử. 


Sơ đồ mô tả phương pháp xác định số lượng bào tử EHP trong nước nuôi.

Tôm bị nhiễm EHP được nuôi trong vòng 4 tuần thì loại bỏ tôm, EHP-nước được sử dụng trực tiếp (100%), pha loãng 50% hoặc pha loãng 75% để nuôi tôm PL-12 trong vòng 16 ngày, sau đó xác định số lượng tôm bị nhiễm.

Kết quả cho thấy nhiễm trùng phát triển ở tất cả các độ pha loãng vào ngày thứ 12 ở nồng độ (100%), 50% hoặc 75% tương ứng 100%, 66%  và 33% mẫu dương tính. 

Thử nghiệm sinh học thứ hai được thiết kế để kiểm tra ảnh hưởng của quá trình khử trùng bằng clo và thời gian sục khí để loại bỏ khả năng lây nhiễm của nước bị nhiễm EHP. Đối với thử nghiệm này, EHP-nước được khử bằng clorine 20 ppm và sục khí trong 5 ngày và 10 ngày trước khi bổ sung PL-12 để xác định khả năng lây nhiễm.


Số lượng (%) PL-12 bị nhiễm sau khi được nuôi trong nước EHP-đã được xử lý và không được xử lý trong 16 ngày. 

Trong vòng 12 ngày, nước nhiễm EHP không qua xử lý có 30% tôm bị nhiễm EHP, ở các nghiệm thức đã xử lý bằng chlorine không thấy sự phát triển của bào tử EHP. Tuy nhiên đến ngày thứ 16, ở nghiệm thức xử lí bằng chlorine và sục khí trong vòng 5 ngày cho thấy tôm bị nhiễm 10%. Trong khi nghiệm thức sục khí 10 ngày và nước ở trạng thái nghỉ thì không thấy tôm nhiễm.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tôm bị nhiễm nặng EHP tạo ra nhiều bào tử có thể tích lũy đến hàng triệu bào tử mỗi lít trong nước ao trong thời gian 4 tuần. Các bào tử vẫn lây nhiễm trong nước không được xử lý (EHP-nước) trong ít nhất 5 ngày. Để giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi bà con nên thực hiện thay nước thường xuyên để giảm thiểu bào tử lây nhiễm. 

Nước chứa bào tử EHP nếu không qua xử lý sau 12-16 ngày sẽ phát hiện tôm bị nhiễm EHP. Do đó, xử lý chlorine 20 ppm trong vòng 24 giờ có hiệu quả trong việc loại bỏ sự lây nhiễm EHP trong nước để hạn chế sự lây lan của EHP qua xả nước từ các ao bị nhiễm bệnh. 

Hiện nay có một số phương pháp để kiểm soát bào tử EHP trong quá trình nuôi tôm như: xử lý đáy ao bằng vôi sống CaO để đạt pH> 9 để hạn chế sự xâm nhiễm vào tử EHP vào tế bào gan và khử trùng nước bằng thuốc tím > 15 ppm. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc tím đã được báo cáo là có thể có những tác động xấu đến môi trường. Do đó, Chlorine là phương pháp hữu hiệu mang giảm thiểu chi phí, tiện lợi và ít gây hại môi trường.

Nguồn: WerawichPattarayingsakul et al (2021). Shrimp microsporidian EHP spores in culture water lose activity in 10 days or can be inactivated quickly with chlorine, ScienceDirect, Aquaculture, 15/02/2021.

Đăng ngày 01/12/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 21:43 27/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:43 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 21:43 27/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 21:43 27/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 21:43 27/09/2024
Some text some message..