Bảo vệ cá chép trước tác hại của của ammonia

Các nhà khoa học vừa phát triển một cách để tăng sức đề kháng và giảm tác hại của khí độc ammonia đối với cá chép.

Cá chép
Nghiên cứu phát triển phụ giá để tăng khả năng kháng ammonia ở cá chép.

Một trong những vấn đề phổ biến mà các trang trại nuôi cá gặp phải là sự ô nhiễm nguồn nước với sự hiện diện của ammonia (NH3). Hợp chất này xâm nhập vào nguồn nước nước do các hoạt động của con người: từ các nhà máy xử lý nước thải, nước thải trang trại chăn nuôi và các cánh đồng nơi sử dụng phân bón nitơ. Ammonia làm giảm khả năng liên kết với oxy của máu, tác động lên hệ thần kinh, ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu và có thể khiến cá chết. Ngoài ra ammonia ở nồng độ thấp còn làm giảm tăng trưởng, chuyển hóa thức ăn và làm giảm khả năng miễn dịch ở cá.

Yuri Vatnikov và các cộng sự của ông, đã phát triển một cách sử dụng phụ gia để tăng khả năng kháng ammonia ở cá chép (Cyprinus carpio), một loài có giá trị kinh tế.

Arginine là một acid amin α được sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein - một loại axit amin kích thích giải phóng hormone tăng trưởng. Ở người arginine được biết đến loại một loại thuốc có tác dụng bổ gan, cụ thể: hỗ trợ tình trạng suy gan, điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan.

Tác dụng của arginine trên cá chép

Các nhà khoa học đã tiến hành hai thí nghiệm trong đó họ kiểm tra tác dụng của arginine để đánh giá hiệu quả bảo vệ cá chép trước độc tính của ammonia.

Thí nghiệm đầu tiên: Cá chép được cho ăn một trong bốn nghiệm thức: với việc bổ sung arginine theo tỷ lệ 0% (nhóm đối chứng), 0,25% (0,25Arg), 0,5% (0,5Arg) hoặc 1% (1Arg) trong 14 ngày và được thử thách với 0.7; 0.8; 0.9; 1.1; 1.3 mg ammonia/L trong 3 giờ.

Thí nghiệm thứ 2: 60 cá chép được nuôi trong 6 bể cá. Trong 14 ngày tiếp theo, một nửa số cá được cho ăn một loại thức ăn không chứa arginine và nửa còn lại được cho ăn chế độ ăn bổ sung 0,5% arginine. Sau đó, một dung dịch ammonia 0,7 mg/l đã được thêm vào tất cả các bể nhằm đánh giá khả năng bảo vệ cá.

Kết quả

Trong thí nghiệm đầu tiên, cá tiếp xúc với nước có ammonia khi tăng liều ammonia dẫn đến một số cá chết và với nồng độ ammonia tối đa là 1,3 mg/l thì tất cả cá trong bể đều chết. 

Việc tiếp xúc với ammonia làm tăng urê huyết tương và ammonia, nhưng làm giảm nồng độ axit amin. Bổ sung arginine giúp cung cấp ornithine cho cá nuôi để chuyển đổi ammonia thành urê sau khi nhiễm độc ammonia từ đó giúp giảm ammonia trong huyết tương và giảm độc tính của nó đối với cá chép. Trong nhóm có bổ sung arginine 0,25%, tỷ lệ tử vong thấp hơn 5-10%. Với việc tăng liều arginine 0,5%, tỷ lệ tử vong giảm đáng kể khoảng 35%.

Độc tính của ammonia có tầm quan trọng lớn trong nuôi trồng thủy sản. Nông dân nuôi cá quan tâm đến việc ngăn chặn ảnh hưởng của ammonia. Tăng cường giải độc ammonia bằng arginine dường như góp phần vào khả năng kháng ammonia trên cá. Nghiên cứu mới đã đưa ra một phương pháp mới với việc chỉ thêm 0,5% arginine vào thức ăn cho cá chép giúp giảm 35% tỷ lệ tử vong của cá khi tiếp xúc với ammonia.

Theo Yuri Vatnikov và cộng sự.

Đăng ngày 05/11/2019
VĂN THÁI Lược dịch
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 04:38 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 04:38 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 04:38 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 04:38 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 04:38 29/11/2024
Some text some message..