Bảo vệ đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới, với giá trị đa dạng sinh học cao, tài nguyên đa dạng sinh học phong phú.

mũi Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Lâm/TTXVN)

Tuy vậy, trước tác động của việc phát triển kinh tế, sự thay đổi sinh kế của người dân, xói lở hàng năm, những bất cập trong quản lý khu bảo tồn... đã và đang làm suy giảm tính đa dạng sinh học, nhất là giảm diện tích của rừng ngập mặn nơi đây.

Hệ động, thực vật Vườn quốc gia Mũi Cà Mau tuy không đa dạng về loài, nhưng do vị trí địa lý đặc biệt đã tạo cho nơi đây một giá trị khoa học và sinh thái riêng biệt.

Các nhà khoa học đánh giá rất cao hệ thực vật rừng ngập mặn của Vườn, bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn, cũng như tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu trong chắn sóng và chống xói lở bờ biển. Riêng giá trị du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau mỗi năm đã lên tới 19,83 tỷ đồng. Ước tính 1ha rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống cho 0,7 tấn thủy sản khai thác.

Thạc sỹ Phạm Hạnh Nguyên thuộc Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập theo Quyết định số 142 ngày 14/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Các thông tin điều tra, thu thập được về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn đã cho thấy hệ sinh thái của Vườn thuộc hạng nhạy cảm cao. Nguyên nhân là các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân ngày càng gia tăng trong khu vực.

Tuy các xã tiếp giáp Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có mật độ dân cư thưa thớt nhưng tỷ lệ hộ nghèo khá phổ biến, trong đó có tới 14,7% số hộ không có đất sản xuất nên phần lớn hành nghề lâm-ngư nghiệp, đánh bắt thủy sản ven bờ bằng nghề đáy, lưới rê, câu mồi ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và sinh thái, môi trường; còn diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái của Vườn theo hình thức quảng canh cải tiến.

Chính vì vậy, nguồn lợi thủy, hải sản tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau không những đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hình thức khai thác hủy diệt, mà vấn đề tập trung quá nhiều cả người địa phương và người ngoại tỉnh vào khai thác ở những thời điểm xuất hiện con giống, cũng gây cạn kiệt dần nguồn lợi tại vùng đất ngập nước này.

Vùng bãi bồi thuộc Vườn rộng hàng chục nghìn km2, trong đó có nhiều khu vực là bãi đẻ, sinh trưởng của các giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Lâu nay nơi đây là vùng cấm khai thác để bảo tồn tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản có giá trị, trong đó có bãi nghêu giống với trữ lượng rất lớn nằm ở vùng bãi bồi ven biển, kéo dài gần 10km từ bãi Khai Long đến Đất Mũi, trong phạm vi quản lý của Vườn tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Song hiện nay ở bãi nghêu giống này có đến 4.000 người cùng hàng nghìn phương tiện khai thác, có khoảng 50% trong số đó khai thác tận diệt như dùng máy hút gắn sa quạt để bắt triệt để nghêu giống.

Ngoài ra còn có hàng nghìn miệng lưới, đáy với mắt lưới nhỏ như “mắt cua” vây bổ quanh năm để bắt con giống cua, cá kèo... và nghề khai thác giã cào, xung điện. Với những cách thức khai thác như vậy, nguồn lợi thủy sản ven bờ nơi đây bị tàn sát, hủy diệt nghiêm trọng. Đó là chưa kể người dân còn vào rừng khai thác mật ong, chặt cây lấy củi, khai thác dược liệu một cách bừa bãi.

Do đó, cần phải có các giải pháp quản lý tốt hơn đối với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, trong đó phải đặc biệt lưu ý đến sinh kế của người dân địa phương, vì các tác động đến tài nguyên đa dạng sinh học hầu hết là do các hoạt động của con người gây ra. Trước hết, cần ổn định và nâng cao đời sống cho dân cư trong vùng để giúp họ tránh được các hành vi phá rừng và đánh bắt thủy, hải sản bừa bãi.

Đồng thời cần nghiên cứu, thực hiện việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái, xem đây là một chiến lược tạo cơ chế tài chính cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.

Việc tăng cường phối hợp giữa các nhà quản lý địa phương với các nhà khoa học và người dân trong việc xác định các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau một cách bền vững cũng rất cần thiết./.

TTXVN/Vietnam+, 05/11/13
Đăng ngày 06/11/2013
Văn Hào
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 11:01 29/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 11:01 29/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 11:01 29/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 11:01 29/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 11:01 29/04/2025
Some text some message..