Bảo vệ rạn san hô để phát triển du lịch

Khoa học đã chứng minh rằng, các rạn san hô biển có giá trị rất lớn trong đa dạng sinh học và đời sống con người. Ngày nay, khi nhu cầu khám phá, thưởng ngoạn đại dương càng cao thì ý nghĩa, giá trị của các rạn san hô càng lớn. Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý này phục vụ phát triển du lịch thì việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển rạn san hô là rất cấp bách.

Bảo vệ rạn san hô để phát triển du lịch
Rạn san hô khá phong phú về chủng loại và đẹp mắt ở khu vực Quần thể Hòn Yến - Ảnh: CTV

Rạn san hô - ngôi nhà của sinh vật biển

Rạn san hô là nơi trú ngụ của các loài cá bướm, cá thia, cá mó nhiều màu sắc... Ngoài ra, rạn san hô còn là “bãi đẻ”, ngôi nhà trú ngụ của hơn 400 loài cá khác, trong đó có các nhóm cá mú, cá hồng.

Theo TS Hoàng Thị Thùy Dương (Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga), không chỉ là “bãi đẻ” của các loài cá, rạn san hô còn là “nhà” của nhiều loại sinh vật biển khác, như: bọt biển, một số loài thích ti (san hô và sứa), giáp xác, động vật thân mềm hai mảnh vỏ, động vật da gai (sao biển, nhím biển và hải quỳ), động vật có bao, rùa biển và rắn biển... Một số loài bám vào rạn san hô để sinh sản, để được bảo vệ, có khi trực tiếp lấy san hô làm thức ăn hoặc ăn các loài tảo, cỏ biển vốn rất đa dạng ở môi trường này.

Về giá trị sinh thái, san hô là cấu trúc sống lớn nhất trên hành tinh. Các rạn san hô là nơi cung cấp thức ăn, môi trường sống, trưởng thành và cả nơi trú ẩn, tránh khỏi kẻ thù cho cá và động vật khác.

Về giá trị kinh tế và tác động đến con người, các rạn san hô là nguồn tài nguyên tuyệt vời cho con người. Rạn san hô có thể coi là những “khu rừng” dưới biển bảo vệ con người khỏi các cơn bão khi tham gia phá vỡ năng lượng sóng. Đặc biệt, các rạn san hô từ bao đời nay là những “cung điện” kỳ ảo dưới lòng đại dương để con người thưởng ngoạn và khám phá. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học California (Mỹ) đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam gần đây khẳng định, các rạn san hô có giá trị rất lớn với con người, nó giúp bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy du lịch sinh thái biển và mang về giá trị kinh tế toàn cầu ước tính 375 tỉ USD/năm.

Theo các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, vùng biển nhiệt đới Việt Nam là môi trường thích hợp để các loài san hô sinh trưởng và phát triển, trong đó có vùng biển các tỉnh duyên hải miền Trung. Về chủng loài, vùng biển Việt Nam tập trung khoảng 400 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, những tác động tiêu cực từ con người, các cơn bão biển và hiện tượng trắng hóa (chết) đang đe dọa số lượng san hô.

Từ giá trị đa dạng sinh học cũng như kinh tế của các rạn san hô, nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp nhằm bảo vệ các rạn san hô trong vùng biển của mình.


Rạn san hô bị hủy hoại hàng loạt ở vùng biển Hòn Nưa (huyện Đông Hòa) - Ảnh: CTV

Bảo vệ khẩn cấp

Theo thông tin từ Chi cục Biển và Hải đảo Phú Yên (Sở TN-MT), kết quả nghiên cứu, khảo sát của Viện Hải dương học Nha Trang cho biết các vùng biển gần bờ Phú Yên hiện có 182 loài san hô, riêng tại Di tích danh thắng quốc gia quần thể Hòn Yến có 17 loài sinh sống và phát triển tốt. Hầu hết các rạn san hô đều ở gần bờ nên bị xâm hại, khai thác.

Mới đây các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga theo đề nghị của UBND tỉnh đã tiến hành khảo sát sơ bộ các rạn san hô tại một số điểm có khả năng phát triển du lịch sinh thái biển. 3 điểm được chọn khảo sát gồm: Hòn Lao Mái Nhà, Hòn Yến (huyện Tuy An) và khu vực biển Hòn Nưa (huyện Đông Hòa).

Kết quả ban đầu cho thấy, các rạn san hô ở đây tương đối đa dạng về chủng loại, đẹp và có giá trị nhiều mặt, trong đó có phát triển du lịch. Hiện trạng cũng cho thấy các rạn san hô ở đây đã và đang bị hủy hoại do các yếu tố tự nhiên (bão biển đánh gãy), nhưng phần lớn là tác động tiêu cực từ con người (ô nhiễm môi trường, khai thác san hô, giẫm đạp, săn bắt hải sản...), trong đó nghiêm trọng nhất là rạn san hô khu vực Hòn Yến.

Theo TS Hoàng Thị Thùy Dương, người trực tiếp lặn khảo sát, rạn san hô khu vực Hòn Yến rất đẹp, là dạng san hô nước nông (cạn), khi thủy triều rút có thể lộ hoàn toàn lên mặt nước, đây là điều bất lợi trong quá trình bảo vệ, bảo tồn.

“Rạn san hô ở đây có cả san hô cứng, san hô mềm và đang chịu nhiều tác động tiêu cực bởi con người như: giẫm đạp khi thủy triều xuống, rác thải dân sinh, ô nhiễm môi trường nước do nuôi trồng thủy sản... Nếu không có phương án bảo vệ khẩn cấp, một thời gian không xa, rạn san hô ở khu vực này sẽ biến mất và khó có khả năng phục hồi, vì san hô phục hồi và phát triển rất chậm”, TS Dương nói.

Ngoài 3 vùng biển và rạn san hô khảo sát nói trên, theo khảo sát riêng của chúng tôi, vùng biển khu vực Hòn Chùa (xã An Chấn, huyện Tuy An), là một vùng biển có rạn san hô đẹp. Hiện nay người dân địa phương tận dụng lợi thế tài nguyên này để phát triển tour du lịch lặn ngắm san hô, với hình thức đơn giản là mang kính lặn, mặc áo phao là có thể ngắm nhìn được rạn san hô tuyệt đẹp nơi đây. Ngoài ra, một chỉ dấu quan trọng để khẳng định ở vùng biển này có rạn san hô và mức độ đa dạng sinh học rất cao là bãi cỏ biển ở ngay trước mặt Hòn Chùa. Khi thủy triều rút, ở khu vực làng chài Mỹ Quang Bắc (xã An Chấn) lộ ra bãi cỏ biển rộng lớn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đại Dương, việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển các rạn san hô hiện nay là quan trọng và cấp bách. Điều này không chỉ phục vụ phát triển du lịch, lặn ngắm san hô mà nó có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường biển và phát triển kinh tế biển một cách bền vững.

Giám đốc Sở VH-TT-DL Phú Yên Phạm Văn Bảy cho biết: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, sở đã làm việc với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, tháng 6 này sẽ tiếp tục chương trình khảo sát chi tiết, đánh giá cụ thể thực trạng các rạn san hô, từ đó đưa ra giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Trong đó, đặc biệt quan tâm rạn san hô khu vực quần thể Hòn Yến, vì đây là di tích danh thắng quốc gia cần được bảo tồn theo Luật Di sản. Hơn nữa, rạn san hô này đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ con người, ngay cả khách tham quan du lịch, chụp ảnh cũng có thể giẫm nát san hô, bởi khi nước triều rút, rạn san hô này lộ thiên ngay dưới chân”.

Theo TS Đặng Hồng Triển, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đơn vị đã tiến hành nghiên cứu vịnh Nha Trang và một số khu vực ven biển miền Trung, khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ. Đến nay, trung tâm đã tổ chức và tham gia khảo sát nghiên cứu ở 12/16 khu bảo tồn biển của Việt Nam; đã định danh trên 400 loài thực vật và trên 150 loài động vật phù du, trên 160 loài cá, 900 loài động vật đáy; xây dựng được bản đồ phân bố, tổ chức cấu trúc - chức năng của quần xã phiêu sinh vùng vịnh Nha Trang và một số khu vực biển ven bờ khác.

Hiệu quả từ các dự án bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo tồn rạn san hô có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hòa) là dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam, ra đời vào năm 2001. Dự án này là một điển hình trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển, đã đạt được các mục tiêu: Giúp các cộng đồng tại chỗ nâng cao đời sống (đặc biệt là phát triển du lịch) và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ, làm đa dạng sinh học môi trường biển.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 21/05/2019
Trần Quới
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:35 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:35 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:35 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:35 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:35 03/11/2024
Some text some message..