Barbatus Corydoras: Một dòng cá chuột đặc biệt họ Corydoradinae

Barbatus Corydoras là một trong những loại cá cảnh rất phổ biến bởi khi nhắc đến chúng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chú cá có ngoại hình nhỏ nhắn và đáng yêu.

Barbatus Corydoras
Barbatus Corydoras

Một loài cá cảnh xinh đẹp 

Trong giới đam mê cá cảnh, người ta còn dành những cái tên như cá trê có râu hay cá rô phi râu để chỉ những con cá Barbatus Corydoras. 

Barbatus Corydoras (tên khoa học: Scleromystax barbatus (QUOY & GAIMARD, 1824) là tên đầy đủ của loài cá cảnh xinh đẹp này; tuy nhiên, chúng cũng thường được gọi với tên viết tắt là Corydoras. Được biết, từ “barbatus” trong tên của loài cá này trong tiếng Latin có nghĩa là “râu”, đây cũng chính là đặc điểm nhận dạng cá Barbatus Corydoras đực. 

Cách phân biệt con đực và con cái dễ dàng hơn là dựa vào hình dáng và kích cỡ của chúng. Nếu con đực thường sở hữu sọc trắng hay vàng trên nền da màu đen thì những con cái lại có thân hình tròn trịa hơn, nhất là vào mùa sinh sản. 

Cá Barbatus Corydoras thường được tìm thấy ở các nhánh sông ven biển Guapi, Capivari và Inbomirim ở đông nam Brazil hay nhiều khi là ở giữa Rio de Janeiro và Santa Catarina. Nhiều nguồn tài liệu cho rằng dù được phát hiện ở lưu vực ven biển, nhưng hầu hết loài trong chi này chỉ ưa thích những nơi như sông, suối nhỏ; ao tĩnh có nền cát hoặc sỏi mịn và được bao phủ bởi bùn (Britto & Reis, 2005). 

Barbatus CorydorasKích thước nhỏ bé khiến Barbatus Corydoras rất dễ thương 

Là một loài cá có tập tính ăn tạp nên việc xây dựng chế tạo ăn cho cá Barbatus Corydoras khi được nuôi làm cảnh không quá khó khăn. Song, chúng lại là loài khá hung dữ; cụ thể, giữa những con đực sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh lãnh thổ nếu bể hay hồ nuôi có kích thước nhỏ.  

Điều thú vị về loài cá này là trong họ Corydoradinae, Barbatus Corydoras được biết đến với tư cách là một chú cá chuột có kích thước lớn nhất được biết đến. Cụ thể, chúng có thể dài từ 90 đến 100mm khi trưởng thành.  

Khả năng tự vệ của Barbatus Corydoras 

Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng nhiều sinh vật biển có tài “đánh lừa” người khác qua vẻ ngoài không có gì đáng gây hại hay đề phòng của chúng. Barbatus Corydoras cũng là một trường hợp không cá biệt. 

Với kích thước cơ thể có phần khiêm tốn của mình, loài cá chuột này đã trang bị vũ khí là những chiếc gai cứng phân bố trên nhiều chỗ trên thân. Thực chất, chúng là phần vây lưng, vây ngực và vây mỡ đã biến đổi nhằm thích nghi cho việc tự phòng vệ.  

Nhờ có những chiếc gai cứng và sắc nhọn mà Barbatus Corydoras có thể chống trả với các kẻ săn mồi. Tuy nhiên, nếu đang sở hữu một con cá chuột Barbatus thì bạn cần phải cẩn thận tránh chạm vào gai của chúng bởi rất có thể bạn sẽ bị thương. 

Barbatus CorydorasBarbatus Corydoras còn được biết với tên gọi “cá trê có râu” hay “cá rô phi râu” 

Không dừng tại đó, gần đây có nhiều nghiên cứu còn cho thấy Barbatus Corydoras có khả năng thải ra một loại chất độc xuất phát từ đáy xương sống ngực. Dĩ nhiên, chất độc này chỉ phát tán khi những con cá này cảm nhận được có mối đe dọa bất kỳ nào xung quanh chúng. Điều đáng lưu ý là sức gây hại của chất độc này thậm chí có thể giết những sinh vật cùng chung sống trong phạm vi hẹp.  

Không phải đặc điểm tiến hóa để tự vệ, ở cá chuột Barbatus Corydoras còn có một kỹ năng đặc biệt khác để sinh tồn và phát triển, đó là chúng rất thường xuyên bơi nhanh và ngoi lên mặt nước để hít thở không khí. Điều này đã giúp Barbatus tồn tại được ở cả trong môi trường nước có lượng oxy kém như các hồ khô trong mùa khô. 

Qua những thông tin này, chúng ta có thể thấy cá Barbatus Corydoras thật sự là một dòng cá đặc biệt trong họ Corydoradinae. Vì nếu chỉ xét trong họ, loài cá chuột này vừa có kích thước nổi bật, vừa có những kỹ năng sinh tồn và phòng vệ hết sức đáng nể. 

Đăng ngày 06/03/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 09:58 26/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:30 23/04/2024

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 17:26 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 17:26 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:26 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 17:26 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 17:26 28/04/2024