“Bất cập” chi trả bảo hiểm tai nạn tàu cá

Chính sách về bảo hiểm thủy sản (BHTS) theo Nghị định 67 của Chính phủ thực sự là niềm vui lớn cho ngư dân vì BHTS không chỉ giúp các chủ tàu cá giảm bớt gánh nặng khoản tiền mua bảo hiểm mà còn mạnh dạn vươn khơi bám biển. Thế nhưng, thực tế lại có nhiều trường hợp tàu cá của ngư dân gặp nạn, bị thiệt hại tài sản nhưng không được giải quyết chi trả bồi thường, gây bức xúc cho ngư dân bị nạn.

“Bất cập” chi trả bảo hiểm tai nạn tàu cá
Ngư dân Trình A bày tỏ bất bình với những lý do Bảo Minh đưa ra để từ chối trả bảo hiểm tàu cá của ông bị nạn. Ảnh: XH

Đòi bảo hiểm tàu cá khó hơn lên trời

Ngư dân Nguyễn Rờm ở phường 6, TP Tuy Hòa, chủ tàu cá PY92737 TS hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương cho biết: Đầu năm 2018, tàu ông đang đánh bắt tại tọa độ 11o52’300N - 114o47’200E thì bị hỏng máy, không hoạt động được phải thả trôi tự do. Ông Rờm đã gọi về báo cáo cho Trạm Kiểm soát biên phòng Đà Rằng (thuộc Đồn Biên phòng Tuy Hòa, Bộ đội Biên phòng Phú Yên), nhờ gia đình vận động phương tiện đến hỗ trợ lai dắt đưa tàu về bờ sửa chữa. Ngay sau đó, ông Rờm đã làm thủ tục đề nghị bồi thường bảo hiểm gửi đến Công ty Bảo Minh, nơi ông đã mua bảo hiểm. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng chờ đợi, sáng ngày 19/7, ông được Công ty Bảo Minh gửi thông báo từ chối chi trả bồi thường bảo hiểm với lý do “máy tàu bị hao mòn tự nhiên”.

Ông Rờm cho biết: “Trước mỗi lần xuất biển, ông đều cho thợ kiểm tra máy móc rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chuyến đi biển này bất chợt gặp sóng to, gió lớn buộc ông phải vặn tay lái hết ga để vượt sóng. Trong tình cảnh đó, những sự cố máy móc như bị bể hộp số hay gãy trục không thể lường trước được. Việc Bảo Minh cho rằng tàu bị mòn tự nhiên là để có cớ từ chối trả bảo hiểm tàu cho chúng tôi”.

Tương tự ông Rờm, chủ tàu cá bị nạn PY92709 TS Trần Văn Tú ở phường 6, TP Tuy Hòa đã nộp hồ sơ đề nghị bồi thường bảo hiểm nhưng bị Bảo Minh từ chối. Ông Tú cho rằng, nói “máy móc hao mòn tự nhiên” là cách nói của Bảo Minh để “phủi tay” chi trả bảo hiểm cho các trường hợp tàu thuyền bị nạn.

Ông Tú cho biết, tàu của ông xuất bến ngày 4/5, ra biển hơn 10 ngày thì gặp áp thấp nhiệt đới, biển mưa to, sóng gió dữ dội. Để giữ tàu không bị sóng gió nhấn chìm, ông đã mở lớn ga, chạy thẳng vào hướng đảo. Thế nhưng, tàu đang chạy, cách bờ 370 hải lý thì đứng máy luôn, không hoạt động. Ông Tú buộc phải thả trôi tàu, đồng thời liên lạc, gọi đồng đội đến hỗ trợ. Sau hơn 4 ngày vượt sóng gió đi ứng cứu, hai chiếc tàu đồng đội của ông Tú mới đến được để tiếp cận lai dắt.

“Chúng tôi phải nhờ đến hai đồng đội cặp hai bên lai dắt, chống đỡ sức quăng quật của sóng gió để chạy suốt 3 ngày đêm về bờ. Nói rõ như vậy cho thấy, nếu gặp sóng to gió lớn, máy tàu không chống đỡ được thì xảy ra sự cố chứ không thể cứ muốn là kết luận “hao mòn tự nhiên”, ông Tú khẳng định.

Theo ngư dân Trần Văn Tú, mỗi khi ngư dân bị nạn đề nghị bồi thường bảo hiểm, Bảo Minh viện dẫn ra rất nhiều điều khoản, vòng vo; ngư dân mệt mỏi đi đòi quyền lợi nhiều ngày không được thì chán nản bỏ cuộc chứ biết kêu ai. Cứ thế việc đòi bảo hiểm tai nạn tàu cá của ngư dân còn khó hơn lên trời.

Bảo Minh có “phủi” trách nhiệm?

Trung úy Phạm Văn Huân, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có khoảng 20 trường hợp ngư dân bị Bảo Minh từ chối bồi thường bảo hiểm tàu cá vì lý do “hao mòn tự nhiên”.

“Nếu biết trước máy móc không tốt, ngư dân sẽ không cho tàu ra biển. Bà con bỏ cả trăm triệu sắm tổn với mong muốn chuyến biển trở về có dư ít, nhiều chia cho bạn. Chẳng có ai đưa chiếc tàu hỏng hóc ra biển rồi chờ xảy ra sự cố để lấy tiền bảo hiểm, chưa nói làm sao dám đánh đổi mạng sống cả 7, 8 con người”, Trung úy Huân khẳng định.

Ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) phường 6, TP Tuy Hòa cho rằng: “Trên hồ sơ khi bán bảo hiểm thân tàu cho ngư dân, Bảo Minh đã xác định trị giá thực tế của cả vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ đồng thời đưa ra tỷ lệ mức bồi thường khi xảy ra rủi ro. Vậy thì tại sao Bảo Minh không thực hiện chi trả theo đúng cam kết như hồ sơ mua bảo hiểm?”.

Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Luận, Phó Giám Đốc Bảo Minh Phú Yên giải thích: “Lâu nay, theo quy tắc bảo hiểm thân tàu cá của các công ty bảo hiểm, trong trường hợp tổn thất xảy ra, cho dù hao mòn tự nhiên hoặc là va chạm, va đập hoặc là nguyên nhân do nhà sản xuất đều có hỗ trợ khoản lai dắt. Tuy nhiên, quy tắc bảo hiểm thân tàu cá theo Nghị định 67 của Bộ Tài chính, nếu tàu bị tổn thất do hao mòn tự nhiên sẽ không được bồi thường, kể cả lai dắt tàu về cũng không được hỗ trợ. Nguyên tắc như vậy nên mặc dù Bảo Minh rất xót cho một số ngư dân nhưng không thể làm sai được”. 

Theo hồ sơ giám định mà công ty Bảo Minh trả về khi từ chối bồi thường bảo hiểm cho sự cố con tàu PY92709 của ngư dân Trần Văn Tú, chúng tôi tìm thấy Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá PY 92709 được cấp ngày 3/5/2018 và có giá trị đến hết ngày 2/5/2019, người ký là ông Đào Quang Minh, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên...

Như vậy, dựa vào kết luận “hao mòn tự nhiên” công ty Bảo Minh từ chối chi trả bảo hiểm đã bộc lộ quá rõ bất cập từ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên cấp cho các tàu cá nêu trên. Và không chỉ ông Tú, trong hồ sơ của ngư dân Nguyễn Rờm, Trình A và nhiều ngư dân khác bị Bảo Minh từ chối chi trả bảo hiểm đều xuất phát từ bất cập này.

Báo Chình Phủ
Đăng ngày 21/08/2018
Xuân Hướng
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 09:29 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:29 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:29 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:29 25/11/2024
Some text some message..