Bất hoạt khả năng gây bệnh EMS trên tôm bằng gen đột biến

Nhóm các nhà kha học thuộc Đại học Arizona mới đây đã có phát hiện mang tính đột phá về một gen xuất hiện trong các dòng đột biến của Vibrio parahaemolyticus và V. Campbellii có khả năng bất hoạt gen gây bệnh hoại tử gan tụy

Bất hoạt khả năng gây bệnh EMS trên tôm bằng gen đột biến
Nghiên cứu mang tính đột phá trong công cuộc hạn chế khả năng gây bệnh trên tôm ở cấp độ di truyền phân tử.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND, còn được gọi là hội chứng chết sớm, EMS) là một bệnh do vi khuẩn đã gây ra tổn thất nặng nề cho ngành nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên toàn thế giới (tỉ lệ chết của tôm lên đến 100%) Bệnh này đã dẫn đến những tổn thất kinh tế đáng kể đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm đường tiêu hóa trống rỗng, xuất hiện màu nâu của dạ dày, gan tụy nhợt nhạt, tôm lờ đờ và mềm vỏ (Leano and Mohan, 2012).

AHPND lần đầu tiên được tìm thấy ở Trung Quốc trong năm 2009 và đang nổi lên ở những nơi khác trên khắp Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines (Flegel, 2012, Leano và Mohan, 2012; Lightner và cộng sự, 2012 Leobert et al., 2015). Vào năm 2013, căn bệnh này đã xảy ra ở Mexico (Soto-Rodriguez và cộng sự, năm 2015) và nó đã lây lan sang châu Mỹ Latinh giữa năm 2013 và năm 2015 (Han và cộng sự, 2015).

Hai gen độc tính từ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là pirAvp và pirBvp đã được biết đến là nhân tố mã hóa một độc tố nhị phân huỳnh quang cực độc đối với các loài chân đốt (Pir) và là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm. Những gen này được gắn kết với các phần lặp lại của một phần tử di động (chuỗi chèn) trong một plasmid lớn. Trình tự chèn này chiếm tỷ lệ cao của chuỗi ISVal1 đã biết (92%). Các gen pirABvp và ISVal1 tổng hợp thành gen nhảy có kích thước là 5535bp, được đặt tên là Tn6264.

Có một số loại gen pirABvp đã bị xóa trong một số dòng của vi khuẩn V. parahaemolyticus. Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2016, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ) đã tìm thấy 2 loại đột biến xóa bỏ gen pirABvp từ trang trại tôm bị ảnh hưởng bởi bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Các đột biến loại I bao gồm 3 dòng V. parahaemolyticus xóa toàn bộ gen pirABvp (4.400bp) và cả gen ISVal1 (6.000bp), và các đột biến này được đặt tên là pirABvp (-). Các đột biến loại II bao gồm 3 dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus loại bỏ một gen pirAvp (1.500bp) và một gen pirBvp (1.600bp) và được đặt tên là pirAvp (-).

Gen đột biến Vibrio parahaemolyticus bất hoạt khả năng gây bệnh EMS

Trong các thử nghiệm sinh học trong phòng thí nghiệm, chúng không gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) cho tôm. Trong năm 2016, nhóm nghiên cứu cũng phân lập được 4 dòng vi khuẩn V. campbellii mang gen pirABvp từ tôm bệnh. Những đặc điểm của các dòng V. campbellii khác nhau gây ra AHPND  đã được tìm thấy, thông qua xét nghiệm sinh học và đánh giá mô học.

Gen đột biến Vibrio parahaemolyticus bất hoạt khả năng gây bệnh EMS
Đặc điểm mô bệnh học của gan tụy tôm P. vannamei. Tôm được thử nghiệm bởi các đột biến tự nhiên AHPND V. parahaemolyticus, và V. campbellii. (A): Kiểm soát âm tính, cho thấy bình thường gan tụy bình thường, (B, C, & D): Thử nghiệm bởi các chủng loại bỏ gen pirABvp, chủng pirAvp (-) (B,C) và chủng pirabav (-) (D) , Biểu hiện gan tụy bình thường với chức năng bình thường của các tế bào B và R, (E & F): Gây bệnh cho tôm do AHPND pirABvp (+) V. campbellii cho thấy giai đoạn cấp tính điển hình với bệnh hoại tử tiến triển và hoại tử khối gan tụy khổng lồ các tế bào biểu mô (G & H) Mô gan tụy được nhuộm bằng Hematoxylin Mayer-Bennett và Eosin-flloxine.

Nghiên cứu này chứng minh rằng có thể bất hoạt khả năng gây bệnh EMS trên tôm bằng các đột biến loại bỏ gen gây bệnh trên Vibrio parahaemolyticus. Là một nghiên cứu mang tính đột phá trong công cuộc hạn chế khả năng gây hại của vi khuẩn V. parahaemolyticusV. Campbellii gây bệnh hoại tử gan tụy nói riêng và các bệnh khác do chúng gây ra nói chung trên tôm ở cấp độ di truyền phân tử.

Xem báo cáo khoa học tại đây

Đăng ngày 23/08/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:08 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:08 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:08 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:08 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:08 29/03/2024