Bắt vọp rừng Năm Căn

Khi thuỷ triều xuống, nước sông Tam Giang, Kênh 17 (Năm Căn) xuôi theo cửa biển Bồ Ðề làm đất dưới chân rừng phòng hộ ven biển và khu rừng đước Tam Giang lộ thiên, đây cũng là lúc người dân chuyên mưu sinh bằng nghề rừng kéo nhau săn bắt vọp, bán thu bạc trăm mỗi ngày.

vọp
Anh Tiêu Minh Lường bắt được một con vọp rất to trong rừng đước.

Ký ức một thời

Tôi về xứ Nhà Luận, xã Tam Giang, huyện Năm Căn cùng anh Nguyễn Thanh Nhã và anh Tiêu Minh Lường (Năm Lường) vào khu vực Vườn Kiểng hơn 10 ha của ông Nguyễn Văn Lum bắt vọp rừng. Ông Lum giải thích, gọi là “Vườn Kiểng” vì ngày trước nơi đây là cánh rừng đước bạt ngàn vài chục năm tuổi. Cây đước xứ này suôn như ống đũa, có cây to dùng xẻ làm ván ngựa, cột nhà, cột hàng đáy. Còn con vọp rừng là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống ở các vùng đất bùn, bãi bồi ven biển, đặc biệt là những vùng rừng đước bạt ngàn như Năm Căn, Ngọc Hiển. Gọi là vọp rừng là để phân biệt nơi chúng sinh sản và lớn lên tại vùng đất bùn ở rừng ngập mặn; còn vọp cát, vọp biển là chúng ở những vùng đất bãi phù sa có cát trong rừng lá dừa nước vùng biển Kiên Giang và vọp xứ chùa Vàng, Campuchia.

vọp
Vọp rừng Năm Căn

Ông Lê Minh Tỵ, từng là tay bắt vọp mưu sinh nổi tiếng ở Viên An Ðông, nhớ lại, ngày trước, những địa danh xứ rừng đước nói chung, Vườn Kiểng, Ông Ðơn, Nhà Luận, lung Bông Súng, Kênh 17, Nà Lớn, rạch Tư Thơ, kênh Sáu Hổ, (Năm Căn); Rạch Vọp, Giao Ðu, Ngọn Cây Thước (Viên An Ðông, Ngọc Hiển) nói riêng, từng là “vương quốc” của loài vọp rừng. Chúng sống dày đặc, hằng hà sa số, không sao đếm xuể. Dân bắt vọp ngày xưa họ chỉ bắt vọp lưỡi búa, vọp mù u thịt nhiều; gia đình có đám tiệc, họ đặt vọp chủ yếu là vọp thịt, cân ký, chứ để vọp nguyên con trong rừng nặng nhọc, khó vận chuyển. Khi người dân miền trên di cư xuống vùng đất rừng, cất nhà lập xóm mưu sinh, họ hưởng lợi từ những sản vật dưới chân rừng, nào là tôm, cua, vọp, ba khía, ốc len, thòi lòi...

Theo ông Nguyễn Văn Lum, ở rừng đước Năm Căn những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, khi Nhà nước mở cúp (chu kỳ khai thác rừng) một lần, thu hút hàng trăm thợ rừng khắp nơi đổ về làm công khai thác gỗ, đây cũng là lúc mọi người vừa khai thác cây vừa bắt vọp, ba khía, ốc len để làm thức ăn hàng ngày và bán kiếm thêm thu nhập. Mỗi khu rừng khai thác hàng tháng trời, nên người thợ rừng có thể bắt vọp đếm bằng thiên, chở đầy xuồng be thước. Các thương lái vùng trên cũng xuống khu vực mở cúp để thu mua gỗ và các loại hải sản, mỗi lần chở về bằng ghe chài hàng trăm thiên vọp.

Bây giờ, môi trường thiên nhiên thay đổi, cộng với sự tác động của con người khai thác đất rừng để cải tạo nuôi tôm, làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng hẹp lại; cùng với sự săn bắt quá mức của người dân, dẫn đến loài vọp rừng gần như cạn kiệt, không còn nhiều như trước.

Khám phá Vườn Kiểng

Mang theo bao vải, cặp đệm, can nhựa 30 lít làm dụng cụ đựng vọp lên chiếc xuồng composite, từ Vàm Ðầm chúng tôi bơi xuồng tuốt lên trên hậu đất khu Vườn Kiểng, ấp Nhà Luận, Tam Giang, bắt đầu chuyến săn bắt vọp.

Anh Nhã lấy chiếc bao vải buộc vào người, anh Năm Lường cầm can nhựa, rồi đi vào rừng đước rậm rạp, đất bùn nhão lội ngập nửa ống chân. Tôi cứ tưởng săn vọp đơn giản, nhưng thật ra rất khó để bắt được chúng nếu không tinh ý, vì đa số vọp thường ẩn mình dưới lớp bùn sâu vài centimet nên khó nhìn thấy được. Nếu không biết tập tục sinh sống của chúng thì lội cả ngày trong rừng như tôi cũng không bắt được con nào, có chăng chỉ bắt được vài con vọp di chuyển lộ thiên dưới chân rừng khi chúng chưa kịp vùi xuống bùn đất.

Nghề nào cũng có bí quyết riêng của nó, nghề săn bắt vọp rừng cũng thế. Anh Năm Lường là người chuyên bắt vọp theo kiểu ăn chia 4/6 với chủ rừng; thường bắt ở khu vực ấp Vườn Kiểng, xã Tam Giang và khu vực Tam Giang Ðông. Anh cho biết: “Săn bắt vọp phải tìm hiểu chúng sống, di chuyển như thế nào. Có 3 loại vọp là vọp cạnh, vọp mà và vọp ỉa. Vọp cạnh là chúng sống ở vùng đất tương đối cứng hoặc theo thời tiết từng mùa mà vọp chỉ vùi xuống đất bùn theo bề đứng với độ sâu vừa tới phần cạnh. Còn con vọp mà và vọp ỉa là chúng sống ở vùng chảng, đất bùn nhão nên vùi sâu hơn”.

Cũng là tay bắt vọp cừ khôi xứ Vườn Kiểng này, anh Nhã nói, trong các loại vọp thì vọp mà là dễ bắt nhất. Thứ nhất là do màng mà tương đối rộng, dễ nhìn; thứ hai là khi lội bắt vọp, hai chân tác động mạnh vào đất bùn làm con vọp giật mình búng nước lên, cứ thế mà bắt chúng. Vọp thường sống tập trung, nếu bắt được một con thì khu vực xung quanh thế nào cũng có vài con khác.

"Làm nghề bắt vọp thường phải lội vào tận rừng sâu hàng ngày, dưới bùn có nhiều vật sắc nhọn nên tay, chân thường xuyên bị xây xước, chảy máu", anh Nhã chia sẻ.

Cuộc hành trình vào rừng đước săn bắt vọp gần một ngày, vừa phải chịu cảnh muỗi, bù mắc, vừa bị gai chà là, ô rô quẹt đầy mình, chúng tôi bắt được gần 15 kg vọp, dồn lại đựng gần đầy chiếc can nhựa và nửa bao ốc len, ba ba, cua, ba khía.

"Khu vực này hai tháng trước chúng tôi đã quần một chuyến nên hôm nay thu hoạch tương đối, chứ những khu rừng chủ chưa khai thác, một ngày có thể bắt được 30-40 kg", anh Nhã nói và cho hay, vọp rừng được thương lái thu mua với giá 80.000 đồng/kg, cao gấp ba, bốn lần so với vọp nuôi “vỗ béo”.

vọp
Ðặc sản vọp nướng mỡ hành.

Con vọp rừng Năm Căn được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên lượng vọp thiên nhiên hiện nay rất hiếm nên không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Ðể phát triển loài vọp, người dân xứ rừng mua vọp cát vùng Kiên Giang, Campuchia bán trên thị trường về thả trong vuông tôm nuôi, “vỗ béo” vài ba tháng cho chúng mập lên, nặng ký bán kiếm lời. Tuy nhiên, giá thành chỉ bằng 1/3 so với giá vọp rừng đước.

Vọp rừng được xem là một trong những đặc sản độc đáo xứ Năm Căn, Ngọc Hiển Cà Mau. Loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này thịt rất ngon, có thể chế biến được nhiều món ẩm thực hấp dẫn, như: luộc gừng, nướng, đặc biệt là xào với bồn bồn tươi, vô cùng hấp dẫn.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/11/2021
Huỳnh Lâm
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:37 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:37 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:37 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:37 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:37 29/03/2024