Báu vật của làng

Một người dân xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) tự hào khoe rằng rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng.

cây mắm
Những cây mắm cổ thụ trong rừng ngập mặn.

Vì phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ nên không ít rừng ngập mặn nguyên sinh ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) bị tàn phá. Nhưng ở thôn Đông Xuân, người dân ý thức được rằng, rừng bị phá thì làng sẽ mất nên họ quyết tâm giữ rừng.

Tấm áo giáp

Về xã Tam Giang, hỏi rừng ngập mặn, một người dân cho hay: Chú hỏi rừng mới trồng hay rừng nguyên sinh? Nói rồi, người này khoe rằng, rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng, có những cây một người ôm không xuể. “Trên địa bàn huyện Núi Thành chỉ còn sót lại rừng này, cây cối dày đặc nên chim bay về trú ngụ; thủy hải sản sinh sôi phát triển”, người này nói.

Ông Nguyễn Ngọc Chính, một người dân trông coi cánh rừng ở thôn Đông Xuân, cho hay, xã Tam Giang giống như một ốc đảo, bốn phía sông nước bao quanh. Do đó, mỗi đợt mưa bão ập đến, nhà cửa tan hoang, đất đai, đê điều bị sóng đánh tan tành. Nhưng may mắn còn sót lại khu rừng ngập mặn nguyên sinh với diện tích gần 50 ha nên đã bảo vệ bà con trong thôn.

Theo con đường đê, chúng tôi rời làng tiến về bãi bồi bên sông thì quả đúng như vậy, một khu rừng nguyên sinh với những cây mắm cổ thụ, có nhiều cây một người ôm không xuể.

“Từ ngày tôi lớn lên đã thấy rừng rồi, cha ông truyền lại rằng, thủa trước người dân Tam Giang thường xuyên đối diện với mưa bão. Mỗi lần lũ lụt thì rác thải từ sông Trường Giang ập vào làng, ruộng đồng bị bồi lấp, nhà cửa, mồ mả bị sạt lở. Để cứu làng, những thế hệ trước trồng cây chắn sóng như mắm, bần, đước và cứ theo năm tháng, nó lớn lên và sinh sôi phát triển, thành rừng ngập mặn này”, ông Chính kể.

chăm sóc cây trồng
Ông Chính đang chăm sóc những cây mới trồng 

Từ những năm 1980 về trước, xung quanh xã Tam Giang đều có rừng ngập mặn bao bọc, đâu đâu cũng thấy màu xanh của rừng với diện tích gần 200 ha. Nhưng giai đoạn 1995-2000, người dân chặt rừng để nuôi tôm.

Thấy vậy, bản thân ông Chính cùng nhiều bậc cao niên trong làng đến gõ cửa từng nhà, khuyên bảo bà con đừng phá rừng. Thôn nào phá thì gặp tại họa, còn thôn Đông Xuân quyết giữ, ì thế mà 50 ha rừng còn nguyên vẹn. Trong đó có khoảng 500 cây mắm cổ thụ đường 40-50cm, với tuổi đời trên 200 năm. Dưới tán cây cổ thụ gồm cây đước, bần mọc san sát, tạo một quần thể đa dạng.

“Rừng ngập mặn còn thì chắc chắn đất đai, nhà cửa bà con không bị cuốn trôi mỗi khi bão tố xuất hiện. Đặc biệt, trong thời buổi biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì rừng càng phát huy tác dụng", ông Chính bày tỏ.

Để bảo vệ rừng, người dân thôn Tam Xuân có quy chế rõ ràng, ai xâm phạm sẽ bị lập biên bản xử phạt. “Đúng là có quy chế thật, nhưng thấy được tai họa do phá rừng nuôi tôm nên người dân tự ý thức được điều này. Trong thôn chỉ có một số hộ dân chặt cành lấy lá làm phân xanh, không ai đụng đến thân cây. Như cơn bão số 9 năm 2009, khi diện tích rừng ở các thôn trong xã bị phá để nuôi tôm, thì y rằng nhà cửa bị tốc mái rất nhiều, tuyến đê biển bị đánh trôi. Còn thôn Đông Xuân không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Chính tâm sự.

khu vực trồng rừng
Khu vực rừng trồng rừng mặn 

Đi từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông An dài hơn 1km, một tuyến đê chắn sóng kết hợp đường dân sinh, phía trong là nhà cửa, phía bên ngoài cây cối nối đuôi nhau xanh ngút ngàn.

“Còn rừng, chim muông bay về trú ngụ dày đặc, dưới nước môi trường phát triển tạo điều kiện cho người dân địa phương và bà con lân cận đánh bắt hải sản. Đặc biệt, tôm cua, trùn biển nhiều vô kể…”, ông Chính tâm sự.

Ông Chính nói thêm: “Ngày trước các thôn khác chặt phá, giờ phải trồng mới, không làng sẽ mất, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, còn Đông Xuân thì trồng thêm rừng tiếp sức cho tấm áo giáp”.

Cộng đồng quản lý

Không ai hiểu rõ chuyện mất rừng thì cuộc sống bị xáo trộn như người dân Tam Giang, bởi những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng nặng nề cho bà con. Nước biển dâng cao hay mỗi đợt bão lũ xuất hiện cướp đi nhiều diện tích trên địa bàn xã. Do đó, cần phải ra sức bảo vệ và trồng thêm rừng, thì làng xóm mới an cư mà lập nghiệp.

góc rừng ngập mặn
Một góc rừng ngập mặn cổ thụ

Gặp ông Phạm Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang, tôi hỏi: Vì sao người dân phá rừng làm ao nuôi mà xã không có biện pháp ngăn cản? Ông Châu cho hay: Lúc đó, chính quyền xã vẫn chưa có cơ chế bảo vệ diện tích rừng ngập mặn nên người dân nào có nguyện vọng chặt rừng, lấy đất nuôi tôm thì viết đơn. Sau đó xã sẽ xét và đồng ý thì bà con được phép làm, trong khi diện tích rừng ngập mặn cả xã lúc đó lên đến vài trăm ha.

Ông Châu dẫn giải, thời điểm đó mỗi ha tôm nuôi nước lợ có thể thu về hàng trăm triệu đồng sau vài tháng thả nuôi nên mạnh ai nấy làm.

“Lợi ích kiếm được từ đây là quá lớn! Nhưng lạ thay, hầu hết dân trong thôn Đông Xuân, xã Tam Giang vẫn bình thản, coi như chưa biết gì về phong trào chặt rừng xảy ra bên cạnh thôn mình, họ vẫn theo nghề biển, nghề làm nông kiếm sống. Bà con Đông Xuân quyết không phá rừng”, ông Châu bộc bạch.

Biết được tác hại khi mất rừng, không còn cách nào khác phải nhanh chóng trồng mới và thật may mắn, xã Tam Giang được Trường ĐH Huế đầu tư trồng mới 1 ha cây bần, cây đước tại địa phương. Đặc biệt đầu năm nay, UBND huyện Núi Thành cấp 3,2 tỷ đồng trồng 27 ha rừng tại các thôn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi cánh rừng mới được trồng, chính quyền xã Tam Giang quyết định ban hành quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn. Theo đó, đối tượng được áp dụng là các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân liên quan đến việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng ngập mặn trên địa bàn xã, bao gồm cả diện tích rừng đã được giao cho cá nhân quản lý và diện tích rừng, đất rừng do UBND xã quản lý.

khu rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn bảo vệ người dân Tam Giang 

Quy định nêu rõ: Khai thác thủy hải sản không gây hại đến rừng ngập mặn như lưới cào, bắt ốc và hàu bằng tay... Chỉ được thực hiện ở những khu vực rừng ngập mặn có tuổi cây lớn hơn 5 năm. Chặt tỉa cây ngập mặn phục vụ công tác chăm sóc rừng có sự cho phép và được giám sát của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

“Tại rừng ngập mặn cổ thụ và trồng mới, những hoạt động không được phép trong rừng ngập mặn gồm lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn trái phép. Chặt phá, đào bới đất rừng ngập mặn để khai thác thủy sản hay làm ao nuôi thủy sản trái phép. Cấm thả gia súc, đổ các loại rác thải trong rừng ngập mặn. Bằng sự chăm sóc đặc biệt của người dân tôi tin rằng chỉ vài năm nữa thôi, những cách rừng ngập mặn sẽ được phục hồi”, ông Châu nói. 

Hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn không ai khác chính là do người dân phải bảo vệ, nhất là những nơi mới trồng. Hằng ngày bà con thay nhau thu gom rác, làm vệ sinh tại các khu rừng ngập mặn trong địa bàn. Bên cạnh đó người dân tự giác trồng cây ngập mặn ở những diện tích còn trống, tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và chăm sóc rừng trồng, phát hiện những vi phạm báo cho cho cơ quan chức năng.

Báo Nông nghiệp VN, 26/10/2015
Đăng ngày 27/10/2015
Đắc Thành
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 03:03 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 03:03 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 03:03 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 03:03 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 03:03 29/12/2024
Some text some message..