Bến Tre: Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết?

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

bãi nghêu
Nghêu chết kéo dài đã gây thiệt hại nghiêm trọng nên việc khai thác nghêu không còn sôi nổi. Ảnh: Mã Phương

Chết bất thường và kéo dài... thất vọng

Ông Mai Văn Tiến - Giám đốc HTX Thủy sản Rạng Đông cho biết: “Những năm qua, khoảng giữa tháng 3, khi nắng gắt, nước biển tăng độ mặn thì nghêu bắt đầu chết lai rai đến khoảng tháng 6. Dưới sự thay đổi đột ngột của thời tiết chuyển sang mưa thì nghêu sẽ chết trong vài đám mưa đầu mùa. Lúc nhiệt độ môi trường sống ổn định, khoảng đầu tháng 7 là nghêu phát triển rất tốt, nghêu mập lên nhanh và bắt đầu sinh sản. Năm nay, khi môi trường nước, nhiệt độ, lượng mưa cơ bản đã ổn định thì nghêu cũng vẫn tiếp tục chết. Từ tháng 3 đến nay, dù tập trung khai thác cũng không bù nổi chi phí bỏ ra nên xã viên chưa được chia hoa lợi lần nào. Các xã viên cũng không mặn mà với công việc khai thác nghêu nữa”.

Tình hình đang diễn ra tại HTX Thủy sản Đồng Tâm cũng không lạc quan gì hơn. Ông Lê Ngọc Phú - Giám đốc HTX nói: “Đến nay, tình hình nghêu chết đã cơ bản được kiểm soát, nghêu con cũng xuất hiện trở lại. Chẳng biết rồi đây sẽ còn điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe nghêu nữa hay không. Việc làm ăn dựa vào thiên nhiên ngày càng khó khăn”.

Theo nhiều bà con xã viên ở 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận, trước tình hình nghêu chết như năm nay, họ không còn trông mong nhiều vào thu nhập từ HTX như trước nữa. “Thay vì ưu tiên cào thuê sân nghêu, mấy tháng qua, gia đình tôi đi cào sò và đặt đú ngoài sông. Tôi cào được 100 con nghêu thì có đến 80 con chết thối” - một xã viên ở ấp Thới An, xã Thới Thuận nói.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch UBND xã Thới Thuận cho biết: Trước tình hình nhiều tháng liền HTX sản xuất không có lãi, UBND xã đã đề nghị Ban chủ nhiệm HTX ứng tiền quỹ để chia cho bà con nhằm chia sẻ phần nào chi phí sinh hoạt gia đình.

Theo số liệu của Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến cuối tháng 6-2015, HTX Thủy sản Đồng Tâm phát hiện trên tổng số 650ha diện tích nghêu đang nuôi, có khoảng 40ha ở giai đoạn từ 100 - 150 con/kg bị chết bất ngờ, gây thiệt hại từ 30 - 60% và khoảng 25ha bị thiệt hại từ 55 - 90%. Trong khi đó, 845ha đang thả nuôi của HTX Thủy sản Rạng Đông, có 115ha  nghêu nuôi cũng ở giai đoạn tuổi này bị thiệt hại từ 20 - 40% sản lượng. Tính đến nay, tổng diện tích nghêu bị thiệt hại ở các HTX thủy sản trong toàn tỉnh khoảng 550ha.

Công tác khắc phục chỉ ở mức tương đối

Theo Ban chủ nhiệm 2 HTX thủy sản ở Bình Đại, mặc dù ngay từ đầu năm 2015, các HTX đã khẩn trương khai thác bán, san thưa nghêu từ vùng cao triều xuống vùng hạ triều nhằm hạn chế thiệt hại nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do thời điểm này nghêu giống, nghêu thịt tiêu thụ chậm.

Ban chủ nhiệm 2 HTX Rạng Đông và Đồng Tâm cũng đã gửi mẫu thử yêu cầu xét nghiệm đến Cơ quan Thú y Vùng VI. Kết quả đã phát hiện trên 6 mẫu gửi xét nghiệm (gồm nghêu nguyên con và bùn) của HTX Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận) có chứa vi khuẩn Vibrio spp tổng số và 6/6 mẫu có tổng vi khuẩn hiếu khí; phát hiện trên 14 mẫu gửi xét nghiệm (gồm nghêu nguyên con, nước và bùn) của HTX Thủy sản Đồng Tâm (xã Thừa Đức) có 2 loại vi khuẩn này. Đồng thời, cơ quan Thú y Vùng VI cũng phát hiện thêm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio vulnificus trong 2 mẫu nước xét nghiệm của HTX Đồng Tâm. Theo các nhà khoa học, đây là những vi khuẩn sống ký sinh trên nhuyễn thể, khi nhuyễn thể bị mất sức đề kháng, chúng sẽ trở thành những vi khuẩn rất có hại.

Ông Đào Văn Lộc - Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Bình Đại cho biết: Thời gian qua, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT liên tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND 2 xã Thừa Đức, Thới Thuận tăng cường khuyến cáo bà con. Trong đó, tập trung khai thác nghêu vừa đủ kích cỡ, đồng thời chủ động san thưa, di dời nghêu để hạn chế thiệt hại. Riêng đối với các khu vực có nghêu chết, cần làm tốt công tác vệ sinh sân bãi, nhanh chóng thu gom xác nghêu chết, sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang các cá thể nghêu khác còn sống; san lấp các vùng trũng ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng ngập nước cục bộ, nơi có nhiệt độ quá cao vào buổi trưa…

“Chúng tôi chỉ có thể chỉ đạo để làm những công việc nhằm hạn chế thiệt hại trước tình hình nghêu chết bất thường như thời gian qua. Bởi diện tích nuôi nghêu quá lớn và chịu sự tác động trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên, mà điều này không thể kiểm soát được. Đến nay, tình hình nghêu thịt cơ bản đã ổn định và nghêu con đã xuất hiện trở lại nhưng các HTX cũng không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi một cách chặt chẽ, chủ động chuẩn bị sẵn các phương án phù hợp để đối phó nhằm hạn chế thiệt hại trước những diễn biến bất thường của thời tiết như hiện nay” - ông Đào Văn Lộc nói.

Báo Đồng Khởi, 05/08/2015
Đăng ngày 06/08/2015
Phương Bình
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 12:24 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 12:24 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 12:24 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 12:24 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 12:24 28/12/2024
Some text some message..