Bến Tre: Khuyến cáo ngưng thả giống tôm biển cuối năm 2018

Chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre vừa có công văn gửi Phòng NNPTNT các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam để Khuyến cáo tạm ngưng thả giống tôm biển cuối năm 2018.

Bến Tre: Khuyến cáo ngưng thả giống tôm biển cuối năm 2018
Thu hoạch tôm nuôi. Ảnh: hiec.org

Theo kết quả quan trắc môi trường nước và dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh của chi cục thủy sản trong 2 đợt gần đây thì tỷ lệ mẫu giáp xác ngoài tự nhiên nhiễm đốm trắng tăng lên đột biến và luôn ở mức rất cao.

Cụ thể đợt ngày 6/11 tỷ lệ mẫu nhiễm bệnh là 72,22% (26/36 mẫu) và này 21/11 tỷ lệ mẫu nhiễm bệnh là 85,29%(29/34 mẫu). Hơn nữa hiện nay thời tiết chuyển mùa nên nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm dao động lớn hơn 7oC. Đặc biệt là việc xuất hiện các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về là điều kiện để bệnh đốm trắng trên tôm nuôi phát triển. Nhằm chủ động và phòng ngừa dịch bệnh xảy ra đối với những ao nuôi tôm trong những tháng cuối năm 2018 đầu năm 2019. Chi cục thủy sản khuyến cáo những nội dụng chính như sau:

1. Đối với các ao nuôi đã thu hoạch

Cho ao nghỉ đến đầu vụ nuôi năm 2019 mới tiếp tục thả giống hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản khác như: Cá rô phi, cá chim trắng…

Thực hiện việc cải tạo ao nuôi thật tốt, bón vôi, phơi ao để tiêu diệt mầm bệnh. Đầu vụ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh cũng như xử lý nước kỹ như: rào chắn cẩn thận, hạn chế người, động vật vào khu nuôi; lấy nước qua túi lọc, sát trùng nước với Chlorine với liều lượng 30kg/1000m3 nước, gây màu nước tốt mới thả giống. 

2. Đối với ao đang nuôi

- Tuyệt đối không được lấy nước trực tiếp vào ao nuôi, hạn chế việc thay nước, chỉ thay nước khi thật cần thiết nhưng phải xử lý với liều 30kg/1000m3.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, theo dõi hoạt động của tôm, duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2-1,4m đối với tôm sú; 1,5-1,6m đối với tôm chân trắng. Thường xuyên rải vôi CaCO3 quanh bờ ao để hạn chế dịch hại xâm nhập và trung hòa pH nước ao khi trời mưa.

- Tăng cường quạt, bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, Beta glucan, acid amin, men tiêu hóa… vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hằng ngày, giảm cho tôm ăn khi nhiệt độ thấp dưới 26oC hay trên 30oC. Khi trời âm u sắp mưa cũng nên giảm lượng thức ăn hoặc có thể ngừng cho ăn nếu cơn mưa đến gần. 

- Kiểm tra sức khỏe tôm hằng ngày: màu sắc tôm, khả năng hoạt động, khối gan tụy, ruột phụ bộ để có giải pháp xử lý kịp thời, kiểm tra tôm cả ở vùng tập trung chất thải vì tôm yếu thường tập trung ở vùng này.

Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.

SNNPTNT Bến Tre
Đăng ngày 18/12/2018
Chi cục thủy sản
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 05:33 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 05:33 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 05:33 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 05:33 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 05:33 25/04/2024