Kết quả giám sát vùng nuôi nghêu và phân tích mẫu nghêu bị chết của Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam sông Hậu (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II) cho thấy, nghêu chết do độ mặn giảm đột ngột trong tháng 7; nghêu yếu do sinh sản, sức đề kháng giảm lại gặp điều kiện bất lợi…
Tỉnh đã khuyến cáo các HTX có nghêu chết khẩn trương thu gom toàn bộ vỏ nghêu chết để tiêu hủy để hạn chế ô nhiễm môi trường nước khu vực nuôi; các khu vực có nghêu lớn đạt kích cỡ thu hoạch cần khẩn trương khai thác, tuyệt đối không đợi giá nhằm tránh thiệt hại trong thời gian tới; đối với nghêu chưa đạt kích cỡ thu hoạch ở các bãi trung triều, cao triều cần tập trung san thưa hoặc di dời nghêu đến khu vực nuôi thích hợp và duy trì mật độ dưới 150 con/mét vuông; đối với các khu vực nghêu giống thường xuyên theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường, thời tiết vùng nuôi và duy trì mật độ dưới 300 con/mét vuông hoặc xin chủ trương khai thác ngay khi điều kiện môi trường bất lợi…
Đến nay, nghêu nuôi đã phát triển bình thường…