Bến Tre: Sò huyết được giá, mất mùa

“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…

sò huyết bến tre
Nuôi sò huyết trong đập ở xã Thạnh Phước

Tháng 8 là thời điểm thích hợp để thả giống cho niên vụ 2014 (nuôi sò huyết kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm mới thu hoạch), nhưng hiện tại nông dân đang gặp khó do nguồn giống khan hiếm tại địa phương, giống nhập từ ngoài tỉnh thì không đảm bảo chất lượng (chết nhiều). Mặt khác, bà con nuôi sò huyết ven sông ở hạ lưu sông Ba Lai rất e dè bởi lịch xả cống bất thường (theo lịch, mỗi tháng xả hai lần) làm sò chết hàng loạt (như tháng 3 và tháng 4 vừa qua), nguồn nước không đảm bảo “đủ độ” (do xả cống nhiều lần làm nước biển không kịp trung hòa, nước ngọt thì sò chết). Anh Nguyễn Văn Trung - ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) cho biết, trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, để xả nước tháo chua, rửa phèn, mặn phục vụ canh tác lúa vụ Hè - Thu, cống Ba Lai xả nhiều lần trong tháng làm thiệt hại hàng trăm héc - ta sò của bà con gần cửa cống. Hộ anh Trung có 2ha nuôi sò cách cửa cống 3km cũng bị thiệt hại nặng, trong lần khai thác “thăm dò sân” mới đây, anh chỉ thu được 500kg. Anh Trung cho biết thêm, trữ lượng sò còn lại không nhiều, nếu như mọi năm, lần khai thác này có thể thu vài chục tấn. Bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri cho biết, diện tích nuôi sò toàn huyện có 130ha, tập trung chủ yếu ở xã Bảo Thạnh (110ha), Bảo Thuận (20ha). Trong những năm gần đây, diện tích thả nuôi chỉ đạt khoảng 50%, sản lượng thu hoạch không nhiều. Ông Khổng Minh Tặng - cán bộ văn phòng UBND xã Bảo Thuận cho biết, diện tích sò của địa phương chủ yếu được bà con sử dụng nuôi thuần sò giống rồi bán đi, rất ít người nuôi sò thịt. Tại xã Bảo Thạnh, theo ông Trịnh Hoàng Be - Phó Chủ tịch UBND xã, việc nuôi sò của bà con địa phương là tự phát, bởi vùng đất bãi bồi ven hạ lưu sông Ba Lai không có chủ trương cho phép nuôi. Thực tế những năm về trước, do môi trường nước còn tốt, bà con nuôi có hiệu quả, bình quân có thể thu hoạch hàng chục tấn sò/ha. Mấy năm gần đây, nguồn nước bị ô nhiễm nên việc nuôi sò không có hiệu quả.

Bình Đại có hơn 800ha nuôi sò, tập trung chủ yếu ở các xã: Thạnh Phước (310ha), Thừa Đức (346ha), Thới Thuận (177ha), sản lượng khai thác hàng năm đạt gần 7.000 tấn. Ông Lê Văn La - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, bà con nuôi sò ở địa phương chủ yếu tập trung ở vùng đất bãi bồi ven sông, rạch và nuôi trong đập. Đặc biệt, nuôi trong đập đạt sản lượng rất cao. Những năm gần đây, việc nuôi sò của bà con gặp nhiều khó khăn, có nhiều hộ thất trắng vì sò chết hàng loạt. Theo kinh nghiệm của bà con, nguồn giống tại chỗ (giống sò Thừa Đức) cho năng suất cao hơn các nguồn giống nhập từ ngoài tỉnh vào Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Giờ. Anh Nguyễn Văn Sơn cho biết, nếu như mấy năm về trước, một công đất bà con nuôi đạt hơn 3 tấn sò thì năm nay, 3 công gom lại mới được 3 tấn. Sò đang có giá cao (từ 30 - 40con/kg có giá 50.000 đồng/kg, từ 40 con/kg trở lên có giá 65.000 - 70.000 đồng/kg. Nếu với giá này mà sản lượng cao như mấy năm trước, bà con nuôi sò sẽ có lợi nhuận cao.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 01/08/2013
thành lập
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 10:19 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:19 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:19 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:19 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:19 11/01/2025
Some text some message..