Bến Tre: Thả cá và tôm giống về tự nhiên

Hơn 1 tấn cá và 100 ngàn con tôm càng xanh giống được thả về tự nhiên. Số lượng tôm, cá giống có khả năng sinh sống vùng nước ngọt nói trên được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Thủy sản tỉnh tổ chức thả trên sông Ba Lai, đoạn qua huyện Châu Thành, vào sáng 1-4-2017.

thả cá giống
Cá giống và tôm càng xanh giống được thả về tự nhiên.

Kinh phí do các mạnh thường quân trong tỉnh đóng góp. Đây là một trong những hoạt động thường niên nằm trong dịp kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (1-4-1959 - 1-4-2017) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Tại buổi lễ mít-tinh, các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các quy định của pháp luật nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản; yêu cầu người dân không đánh bắt thủy sản đang ôm trứng, sinh đẻ hoặc nuôi con non nhằm đảm bảo chu kỳ tái tạo nguồn lợi thủy sản; không đánh bắt các loài có tên trong sách đỏ, trong danh mục quý hiếm, cấm khai thác; nghiêm cấm sử dụng chất nổ, điện, hóa chất độc hại, chất cấm để đánh bắt thủy sản… Hội Thủy sản tỉnh yêu cầu ngư dân ngưng hoạt động đánh bắt cá trên sông Ba Lai đoạn qua khu vực huyện Châu Thành từ ngày 1 đến  7-4-2017.

Bà Trần Thị Thu Nga - Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh cho biết, trong thời gian qua, Bến Tre thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ ngư dân như: chương trình khai thác xa bờ đã hỗ trợ ngư dân cải hoán, đóng mới hơn 1.900 chiếc tàu hiện đại, an toàn khai thác đánh bắt xa bờ; hỗ trợ thành lập tổ chức và tập huấn cho 108 ban quản lý vùng nuôi cá tra, tôm biển nhằm quản lý an toàn hơn 10.000ha tôm biển nuôi thâm canh và hơn 28.000ha tôm quảng canh; 8 hợp tác xã thủy sản từng bước được củng cố và phát triển để quản lý khai thác nghêu hiệu quả; 5 mô hình quản lý dựa vào cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển.

Dịp này, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trần Thị Thu Nga đã phát động ngư dân Bến Tre “Ra quân khai thác cá vụ Nam năm 2017” với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, an toàn lao động, tuân thủ luật pháp, phát huy hiệu quả cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng, kiên quyết bám biển để bảo vệ ngư trường khai thác thủy sản và bảo vệ vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc.

Báo Đồng Khởi, 03/04/2017
Đăng ngày 04/04/2017
Tin, ảnh: Thái Phương
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 12:39 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 12:39 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:39 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 12:39 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:39 16/04/2024