Bến Tre: Tỉ lệ giáp xác tự nhiên nhiễm đốm trắng tăng mạnh

Qua kết quả quan trắc môi trường ngày 4/5/2019 của Chi cục Thủy sản Bến Tre cho thấy tỷ lệ mẫu giáp xác tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng là 50% (18/36 mẫu) tăng so với kỳ trước (8,33%).

Bến Tre: Tỉ lệ giáp xác tự nhiên nhiễm đốm trắng tăng mạnh
WSSV trên tôm thẻ. Ảnh: ARC UGent

Cụ thể: huyện Bình Đại 42,85% tăng so với kỳ trước (7,14%) với các điểm quan trắc có giáp xác tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV là: Rạch Thanh niên, rạch 30/4, rạch Cống Bể, rạch Mây, Rạch Bình Thắng và rạch Sáu Chiếm.

Huyện Ba Tri 70% tăng so với kỳ trước (20%) với các điểm quan trắc có giáp xác tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV là: Rạch Bà Bèo, rạch Bắc Kỳ, rạch Đường Tắc, rạch Đường Chùa, rạch Xẻo Rạo, rạch Nò, rạch Tân Xuân.

Huyện Thạnh Phú 41,66% tăng so với kỳ trước (0%) với các điểm quan trắc có giáp xác tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV là: Cầu Sắt-An Thuận, Bến Cầu Dây - An Điền, rạch An Bường lớn - Mỹ An, rạch Vàm Hồ - Giao Thạnh.

Khuyến cáo

Qua kết quả phân tích, bệnh đốm trắng xuất hiện ở các kênh rạch tự nhiên trên địa bàn 03 huyện ven biển tăng so mạnh với kỳ trước, riêng đối với huyện Ba Tri tỷ lệ nhiễm bệnh tăng ở mức khá cao. Hiện nay, đang chuyển từ mùa khô sang mùa mưa nên các yếu tố thời tiết diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao vào ban ngày là điều kiện thuận lợi để các bệnh nguy hiểm bùng phát. Vì vậy người nuôi tôm cần chú ý:

- Tuyệt đối không được lấy nước trực tiếp vào ao nuôi từ các kênh bị nhiễm bệnh đốm trắng. Phải lấy nước vào ao thông qua hệ thống ao lắng, sử dụng lưới lọc khi lấy nước, trong quá trình nuôi nếu cần bổ sung nước cần xử lý trước khi cấp vào ao, thường xuyên kiểm tra môi trường nước ao nuôi thường xuyên.

- Hiện nay, thời tiết giao mùa và bắt đầu xuất hiện các cơn mưa đầu mùa. Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho bệnh Vibrio phát triển gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Vì vậy, người nuôi cần duy trì mực nước trong ao thấp nhất là 1,3-1,5m, đồng thời tăng cường quạt nước để điều hòa nhiệt độ nước ao nuôi.

- Trong điều kiện nắng nóng tránh mật độ tảo phát triển làm pH biến động lớn trong ngày, nên bổ sung nước từ ao lắng đã qua xử lý khi cần thiết, định kỳ bổ sung vi sinh có ích nhằm ổn định mật độ tảo và màu nước ao. Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, nhằm định kỳ bổ sung các loại khoáng, vitamin, primex,…vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

- Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.

Đăng ngày 08/05/2019
Theo CCTS Bến Tre
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:47 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:47 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:47 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:47 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:47 20/04/2024