Bệnh mới do vi khuẩn trên cá rô phi nuôi ở Đông Nam Á

Một báo cáo mới đây đã công bố bệnh Edwardsiellosis gây ra bởi một chủng E. ictaluri mới nổi đang ảnh hưởng tới cá rô phi lai (Oreochromis sp.) nuôi ở Đông Nam Á.

Bệnh mới do vi khuẩn trên cá rô phi nuôi ở Đông Nam Á
Mới phát hiện thêm bệnh mới trên cá rô phi nuôi ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Internet

Đối với cá rô phi thương phẩm, ngoài hai bệnh nguy hiểm và gây chết hàng loạt cho cá là bệnh xuất huyết và bệnh viêm ruột thì còn có những bệnh mới nổi lên trong thời gian gần đây đang đe dọa ngành nuôi cá trên toàn cầu, đặc biệt là ở Việt Nam như bệnh do virus TiLV…

Bệnh edwardsiellosis trên cá rô phi

Trong gần hai thập kỷ, E. ictaluri đã không được báo cáo trên cá rô phi nuôi trong khu vực.

Các thành viên của chi Edwardsiella là trực khuẩn gram âm, không sinh bào tử, có khả năng di động, yếm khí tùy nghi. Có ba loài trong chi và hai trong số đó là gây bệnh cho cá: Edwardsiella ictaluriEdwardsiella tarda.

Edwardsiella ictaluri là tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột của cá Tra (ESC) hay còn gọi là bệnh gan thận mủ, gây ra tỉ lệ chết trên cá rất cao (Thune và cộng sự 1993, Birkbeck và Ring 2005). 

Cá tra bị bệnh này  không có dấu hiệu bất thường bên ngoài. Ở giai đoạn mới chớm bệnh cá vẫn còn bắt mồi. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và môi trường nuôi quá bẩn thì bệnh cá sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và rất khó khăn cho điều trị. Lúc này cá có dấu hiệu gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết trên da và hậu môn. Bên trong nội cơ quan này sưng to và có hiện tượng nhũn ở thận (Từ Thanh Dung 2014).

Nhiễm trùng do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri chủ yếu gây ảnh hưởng đến ngành nuôi cá da trơn ở châu Á và châu Mỹ, trong khi một vài báo cáo trước đây đã cho thấy E. ictaluri cũng gây tỷ lệ tử vong cao ở các loài cá khác không phải cá da trơn. Trong nghiên cứu của H.T.Dong, S.Senapin và cộng sự 2018 vừa mới báo cáo một sự xuất hiện tự nhiên của E. ictaluri trên cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) được nuôi trong một hệ thống lồng nổi ở Đông Nam Á.

 

Tỷ lệ tử vong tích lũy đạt 40-50% trong tháng đầu tiên sau khi thả giống. Cá bệnh xuất hiện các đốm trắng ở đầu thận và lá lách sưng to.


Các khuẩn lạc xác định chủng vi khuẩn được thực hiện để kiểm tra vi khuẩn gây bệnh lấy từ các cơ quan nội tạng của tất cả cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Vi khuẩn sau đó được xác nhận là E. ictaluri dựa trên các đặc điểm sinh hóa. PCR cũng được sử dụng để xác định cho cả cấp chi và loài vi khuẩn này. 

Sử dụng cá rô phi Nile để gây nhiễm trùng trong ống nghiệm, cá rô phi nhiễm bệnh Edwardsiellosis trong thực nghiệm cũng có các dấu hiệu điển hình sự xuất hiện các đốm trắng trong nội tạng như được quan sát thấy trong cá bệnh tự nhiên.

Phát hiện về bệnh Edwardsiellosis gây ra bởi một chủng E. ictaluri trong cá rô phi nuôi cho thấy sự phát triển của nhanh chóng của các chủng vi khuẩn gây bệnh và sự bùng phát của các tác nhân gây bệnh mới nổi trong nuôi cá rô phi ở Đông Nam Á. Do đó để hạn chế những dịch bệnh này người nuôi cần có nhận thức tốt hơn trong việc đảm bảo nguồn nước nuôi cá cũng như các biện pháp để nâng cao sức đề kháng của cá nuôi trước các thách thức về dịch bệnh.

Nhóm nghiên cứu: H.T.Dong, S.Senapin, C.Jeamkunakorn, V.V.Nguyen, N.T.Nguyen, C.Rodkhumd, P.Khunrae, T.Rattanarojpong. Báo cáo tóm lược tiếng anh được đăng trên Sciencedirect.

Đăng ngày 03/10/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:07 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:07 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:07 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:07 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:07 20/12/2024
Some text some message..